Là người đầu tiên trên thế giới phát triển hệ thống nhận diện lời nói liên tục, tài năng của Kaifu Lee đã giúp ông trải qua nhiều vị trí cấp cao tại các hãng công nghệ nổi tiếng của Thung lũng Silicon như Apple, Microsoft. Kaifu Lee càng được nhiều người biết đến hơn qua vai trò Giám đốc Google tại Trung Quốc.
10 sai lầm đắt giá cần biết khi khởi nghiệp / Bài học khởi nghiệp tìm kiếm con đường lập thân
Kaifu Lee là một nhà khoa học máy tính nổi tiếng, được sinh ra ở châu Á nhưng gặt được rất nhiều thành công trên đất Mỹ. Ông được xem là một biểu tượng thành công và là hình mẫu truyền cảm hứng khởi nghiệp cho giới trẻ, đến mức hàng triệu người luôn theo dõi trang cá nhân của ông và viết thư cho ông để xin lời khuyên.
Trong lần trở về “mái nhà xưa” Silicon, tham gia cuộc gặp mặt câu lạc bộ CEO trẻ, Lee đã chia sẻ những bài học trong hành trình đi đến thành công của mình: “Là người sáng lập của một công ty, nếu bạn muốn xây dựng một doanh nghiệp được định giá 10 tỷ đô la (còn gọi là startup kỳ lân), có 3 điều bạn cần phải làm. Đây là ba trọng trách không thể giao cho các thành viên không sáng lập. Là “cha đẻ” của công ty, bạn phải làm tất cả việc đó”. Đó là:
1. Xây dựng chiến lược văn hóa của công ty
Văn hóa luôn là một trong những cột trụ, nền tảng quan trọng để tạo ra một startup thành công. Lee dẫn chứng Airbnd – một công ty được định giá 20 tỷ đô la – là trường hợp thành công dựa trên nền tảng văn hóa của công ty.
Airbnd là một mạng lưới dịch vụ lưu trú tại nhà riêng của người dân địa phương, cho phép người đi du lịch và những người có phòng trống, nhà trống trên toàn cầu kết nối với nhau và thuê chỗ ở trong thời gian du lịch.
Cũng giống như Uber, Airbnd là dịch vụ cho thuê chỗ ở có quy mô lớn mặc dù không sở hữu bất cứ căn phòng nào. Vì thế, Airbnd chú trọng vào các tính năng dịch vụ uy tín, giao diện thân thiện có tính tương tác cao giữa người thuê và người cho thuê. Văn hóa của Airbnd được gói gọn trong một cụm từ “như là một người chủ”. Mọi nhân viên trong công ty cho đến từng khía cạnh của các hoạt động kinh doanh đều đi theo tôn chỉ này.
Khi Lee và nhóm của ông sử dụng dịch vụ Airbnd để thuê phòng, công ty đã cử bốn người hướng dẫn, trong khi hầu hết các dịch vụ khác chỉ gửi một, để đảm bảo một kỳ nghỉ hoàn hảo cho khách thuê phòng.
Ngoài Airbnd, Apple cũng là một ví dụ hoàn hảo chứng minh văn hóa luôn được xây dựng, định hình và không bao giờ tách rời khỏi tầm nhìn của người sáng lập ra công ty. Lee miêu tả văn hóa ở Apple là sự tập trung đến cầu toàn và bí ẩn. Đây cũng là những đặc điểm gắn liền với cha đẻ của nó là Steve Jobs.
“Và văn hóa tại Tesla là định hướng cho công nghệ tương lai được chèo lái bởi tầm nhìn của người sáng lập ra nó là Elon Muusk”, Lee dẫn chứng.
Xem thêm: Quan điểm Jack Ma và văn hóa doanh nghiệp Alibaba
2. Tìm người phù hợp với văn hóa
Lee cho biết các giám đốc điều hành thường phải bỏ ra khoảng 30% trong tổng thời gian làm việc của mình để tìm kiếm những tài năng phù hợp.
Thông thường, tham vọng của một người chủ là không những muốn tìm những ứng cử viên đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của công ty, mà còn muốn họ phải vượt qua cả những tiêu chuẩn đó. Và tính cách của ứng viên là cái mà nhà tuyển dụng nên xem xét tiếp theo để xác định họ có phù hợp với nền văn hóa của công ty không trước khi nhận vào làm việc.
Với những tiêu chuẩn cao, điều này không có nghĩa là phải thuê một tên tuổi lớn mới có thể mang lại thành công. Lee chứng minh một số ví dụ về những người làm thuê mang lại hiệu quả cao tại các công ty lớn, mặc dù tên tuổi của họ chưa được nhiều người biết đến nhưng họ vẫn đóng góp nhiều giá trị cho công ty bằng tài năng và tính cách phù hợp với nền văn hóa.
Có thể kể đến một cái tên được ít người biết đến là Avie Tevanian, cựu giám đốc phần mềm của Apple. Tevanian là một cánh tay trung thành của Steve Jobs và đó là một trong những lý do vì sao Apple muốn đưa Jobs trở lại cương vị CEO vào năm 1997, đồng nghĩa có được cả Tevanian.
Avie Tevanian được xem là một người hùng thầm lặng bên cạnh những tượng đài của Apple như Jobs, Woz hay Tim Cook, những người được công chúng biết đến nhiều hơn.
Xem thêm: 7 phẩm chất cho người đồng hành khi khởi nghiệp
3. Trở nên mạnh mẽ hơn
Lee cho biết đây là bài học cuộc sống mà ông tâm đắc nhất khi trải nghiệm trong hành trình trên vùng đất Silicon. Hãy biến mình thành một nhà sáng lập mạnh mẽ hơn và công ty của bạn cũng sẽ như thế.
Một ví dụ hoàn hảo là Yuri Milner, một doanh nhân nổi tiếng chuyên đầu tư vào lĩnh vực công nghệ. Mặc dù là một tỷ phú thành công, nhưng như Lee miêu tả, vị tỷ phú người Nga là một người biết rút kinh nghiệm nhanh chóng và chấn chỉnh kịp thời những sai lầm của mình.
Đó không phải là những kỹ năng sinh ra đã có mà chúng được phát triển theo thời gian.
Xem thêm: 9 chiến lược giúp Startup sống sót qua năm đầu tiên
Milner đã từng chia sẻ bí quyết của mình rằng ông thường chọn đầu tư vào những nhà sáng lập mạnh mẽ và lập dị. Hơn nữa, Milner ưu tiên đầu tư vào những nhà sáng lập có sự hiểu biết và khả năng trong các khía cạnh về sản phẩm, chiến lược, truyền thông và tài chính. “Bạn không nhất thiết phải hoàn hảo trong tất cả các khía cạnh trên, nhưng bạn phải ở mức 80 – 90% trên tất cả”, ông cho biết.
Điều đó cho thấy sự mạnh mẽ từ nhà sáng lập là rất quan trọng bởi vì tính cách này sẽ giúp công ty vượt qua những giai đoạn khó khăn và đủ vững chãi để đương đầu với sự thất bại cũng như không ngại làm tất cả để biến startup trở nên thành công.
“Sự mạnh mẽ nên là một tính cách cần có của một nhà sáng lập stratup kỳ lân”, Lee nói.