6 nguyên nhân dẫn đến chiến dịch quảng cáo Facebook Ads thất bại
Facebook cung cấp cho các nhà quảng cáo một nền tảng tốt với nhiều tính năng để tiếp cận sâu và chính xác đối tượng mục tiêu nhằm gia tăng các đầu mối khách hàng của doanh nghiệp. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là tất cả các chiến dịch quảng cáo trên Facebook đều đạt được hiệu quả như mong đợi. Dưới đây là 6 nguyên nhân cơ bản khiến một chiến dịch quảng cáo trên Facebook thất bại và hướng giải quyết được tổng hợp từ trang Website Magazine.
1. Thiếu những từ ngữ kêu gọi hành động (Call-to-Action)
Những mẫu quảng cáo Facebook rất nhỏ chỉ với 90 ký tự và các nhà quảng cáo thường không thật sự chú ý đến thông điệp cần phải truyền đi. Sai lầm của một số marketer là tập trung vào mô tả sản phẩm hay dịch vụ của mình mà thiếu những từ ngữ kêu gọi dẫn đến hành động.
Đây là một trong những sai lầm lớn nhất khi thực hiện các chiến dịch quảng cáo trên Facebook. Đa số các nhà chạy quảng cáo cho rằng khách hàng sẽ click vào mẫu quảng cáo khi họ đọc những đoạn mô tả về sản phảm, dịch vụ của doanh nghiệp. Tuy nhiên điều này không thực sự đúng. Con người có xu hướng hành động khi được kêu gọi, chính vì vậy chỉ cần thêm vào những từ ngữ kêu gọi để dẫn đến hành động từ khách hàng như “Click vào đây”, “Click ngay để được hưởng…” là có thể cải thiện đáng kể hiệu quả quảng cáo trên Facebook. Vì vậy một mẫu quảng cáo Facebook nên có những từ ngữ kêu gọi dẫn đến hành động – cho dù đơn giản như thế nào.
2. Chọn sai hình thức quảng cáo
Facebook cung cấp rất nhiều loại hình quảng cáo khác nhau (Page Like, Post Engagement, Install apps…) để giúp các nhà quảng cáo có thể chọn những hình thức hiệu quả nhất. Tuy nhiên, với hơn 40 loại hình quảng cáo khác nhau, rất nhiều người lại chọn sai hình thức so với mục đích của chiến dịch.
Tất cả quảng cáo trên Facebook được chia làm loại hình chính, loại 1 hiển thị ở News Feed người dùng (Desktop & Mobile), loại 2 hiển thị ở khung bên phải màn hình desktop (Right Column). Loại 2 có chi phí thấp hơn và reach cao hơn, nhưng vì hiển thị ở khung bên phải được ít người dùng chú ý đến nên CTR (Click Through Rate) thấp hơn so với loại 1.
Loại 2: Right Column
Quảng cáo xuất hiện trên News Feed hoạt động tốt trong việc quảng bá sản phẩm và dịch vụ vì size ảnh hiển thị to, dễ gây chú ý và tương tác cao so với quảng cáo hiển thị cột bên phải. Nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa hai loại quảng cáo này, Facebook cung cấp thông tin hướng dẫn và ví dụ cụ thể trên nền tảng của họ. Hãy dành thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng các loại hình quảng cáo mà Facebook cung cấp trước khi thực hiện.
3. Thiếu nội dung có giá trị
Có một thực tế là con người luôn muốn nhiều hơn, nếu doanh nghiệp có thể cũng cấp nhiều hơn những gì liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của mình cho người dùng thì không có lý do gì khách hàng lại không theo dõi và tương tác với doanh nghiệp.
Tuy nhiên, hầu hết quảng cáo Facebook không thành công như mong đợi vì không truyền đạt đến khách hàng thông tin có giá trị về doanh nghiệp và sản phẩm. Có thể mẫu quảng cáo có nội dung Call-to-Action và hình ảnh ấn tượng nhưng nó cũng cần được thêm vào nội dung khích lệ người dùng click vào quảng cáo. Mẫu quảng cáo của doanh nghiệp cần phải khiến người dùng hiểu chính xác tại sao họ nên làm theo Call-to-Action và họ được lợi ích gì khi làm như thế. Ví dụ, một doanh nghiệp có thể cung cấp chương trình giảm giá, tặng ebook miễn phí hoặc voucher có giá trị khi người dùng mua sản phẩm của doanh nghiệp đó bằng cách click vào quảng cáo liên quan đến chương trình trong một thời gian nhất định, vào tối thứ 6 chẳng hạn.
Hãy sử dụng những sản phẩm và dịch vụ bạn có thể cung cấp miễn phí hoặc giảm giá cho khách hàng. Làm nổi bật những thông tin này và sử dụng chúng để tạo nên động lực cho người dùng, làm cho khách hàng hiểu rằng họ sẽ được hưởng lợi ích đặc biệt khi nhanh tay click vào mẫu quảng cáo.
4. Spam
Khi tạo quảng cáo trên Facebook, nhiều doanh nghiệp quên mất việc nhìn lại xem quảng cáo của mình hiển thị đến khách hàng như thế nào. Lỗi thường gặp là cố gắng đưa quá nhiều chữ hoặc những hình ảnh không phù hợp vào quảng cáo. Những thông tin không phù hợp này có thể gây phản tác dụng, trở thành spam trong mắt người dùng.
Hãy làm phần headline của quảng cáo thú vị và bắt mắt hơn thay vì chỉ cung cấp tên công ty hoặc tên sản phẩm thông thường. Cần chắc chắn là hình ảnh sử dụng trong quảng cáo phải liên quan đến chiến dịch và thu hút sự chú ý của người xem ngay lập tức cho dù được hiển thị ở kích thước nhỏ. Ngoài ra, nội dung trong mẫu quảng cáo cũng phải thật thu hút với một lời kêu gọi tương tác hay và phù hợp.
5. Không thử nghiệm nhiều quảng cáo
Không ai có thể chắc chắn mẫu quảng cáo của mình sẽ hoạt động tốt và tối ưu nhất cả. Hãy tạo nhiều mẫu quảng cáo và chạy thử nghiệm chúng, từ đó rút ra mẫu quảng cáo nào hoạt động tốt nhất. Một thay đổi nhỏ trong từ ngữ, hình ảnh hay hình thức quảng cáo trên Facebook cũng có thể đem đến một kết quả hoàn toàn khác cho chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp. Nhà quảng cáo thông minh là người biết tạo nhiều chiến dịch quảng cáo khác nhau, sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, đối tượng khác nhau. Ban đầu, hãy chạy thử nghiệm với ngân sách thấp, từ đó rút ra kết luận mẫu quảng cáo nào hoạt động tốt nhất, đem lại nhiều Click, Reach, Like… với chi phí tối ưu nhất. Khi đó, những mẫu quảng cáo nào hoạt động kém, hãy dừng chúng lại và tập trung vào mẫu quảng cáo hoạt động tốt và thu về kết quả cao hơn.
6. Sai đối tượng mục tiêu
Đôi khi, một mẫu quảng cáo của doanh nghiệp có nội dung tốt nhưng kết quả thực tế lại không thành công vì lựa chọn sai đối tượng mục tiêu. Một khi quyết định sử dụng Facebook Page là một kênh để phát triển kinh doanh, doanh nghiệp cần bố trí nhân sự nghiên cứu Page insight kỹ lưỡng để hiểu được fan của mình là ai, họ tập trung ở độ tuổi nào, họ thích gì và phương thức tiếp cận họ tốt nhất để từ đó xây dựng nên môt chiến dịch quảng cáo hấp dẫn và đúng với đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp.
Nguồn: Website Magazine
BẢN TIN KHỞI NGHIỆP TRẺ
Đăng ký thành công
Có lỗi xảy ra