Khởi Nghiệp Trẻ ✅ Chuyên trang Khởi Nghiệp & Quản trị kinh doanh
EZO Media - Đối tác Digital Marketing cho Startup Việt
  • Trang chủ
  • Khởi Nghiệp
    • Tin khởi nghiệp
    • Kiến thức khởi nghiệp
    • Câu chuyện khởi nghiệp
  • Quản trị
    • Quản trị kinh doanh
    • Kỹ năng nghề nghiệp
    • Kỹ năng sống
    • Kỹ năng mềm
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Thương mại
    • Thương mại điện tử
    • Nhân vật
      • Doanh nhân
      • Suy ngẫm
      • Góc nhìn
  • Marketing
    • Content Marketing
    • Email Marketing
    • Mobile Marketing
    • Phát triển Thương hiệu
    • Video Marketing
    • Social Media
      • Viral Marketing
      • Facebook Ads
      • Facebook Tips
      • Facebook Trends
  • Pháp lý
    • Luật Doanh nghiệp
    • PL cần biết
    • PL Đời Sống
  • Công nghệ
    • Kiến thức
    • Thủ thuật
    • Đánh giá
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Khởi Nghiệp
    • Tin khởi nghiệp
    • Kiến thức khởi nghiệp
    • Câu chuyện khởi nghiệp
  • Quản trị
    • Quản trị kinh doanh
    • Kỹ năng nghề nghiệp
    • Kỹ năng sống
    • Kỹ năng mềm
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Thương mại
    • Thương mại điện tử
    • Nhân vật
      • Doanh nhân
      • Suy ngẫm
      • Góc nhìn
  • Marketing
    • Content Marketing
    • Email Marketing
    • Mobile Marketing
    • Phát triển Thương hiệu
    • Video Marketing
    • Social Media
      • Viral Marketing
      • Facebook Ads
      • Facebook Tips
      • Facebook Trends
  • Pháp lý
    • Luật Doanh nghiệp
    • PL cần biết
    • PL Đời Sống
  • Công nghệ
    • Kiến thức
    • Thủ thuật
    • Đánh giá
No Result
View All Result
Khởi Nghiệp Trẻ ✅ Chuyên trang Khởi Nghiệp & Quản trị kinh doanh
Trang chủ Quản trị

9 lỗi thường gặp trong xây dựng đề án kinh doanh

bởi Tibi Nguyen
24/10/2015
min read9 min
0
0
Chia sẻ FacebookChia sẻ LinkedIn

Các thí sinh vào đến Vòng chung khảo Giải thưởng Tài năng Lương Văn Can 2015 phải trải qua phần thi thuyết trình để bảo vệ đề án kinh doanh của mình. Qua đó, các thí sinh đã nhận được nhiều nhận xét cũng chính là những tư vấn thiết thực từ các giám khảo là những doanh nhân đã trải nghiệm và thành công trong nhiều lĩnh vực kinh doanh.

Bài liên quan

“Thời gian là vàng là bạc” điều mà người khởi nghiệp nào cũng cần khắc cốt ghi tâm

Giấc mơ lập trình cho trẻ Việt Nam của Founder Got It

U80 lập nghiệp thành công nhờ nuôi chú ong nhỏ bé, kiếm bạc tỷ mỗi năm

9 lỗi thường gặp trong xây dựng đề án kinh doanh 4 - Khởi Nghiệp Trẻ

Theo các giám khảo – doanh nhân, đề án kinh doanh của thí sinh tham gia Giải thưởng Tài năng Lương Văn Can 2015 nói riêng và các đề án kinh doanh của những người đang nuôi ước mơ khởi nghiệp nói chung thường mắc phải những lỗi sau đây:

1. Vướng trở ngại pháp lý

Buy JNews Buy JNews Buy JNews
QUẢNG CÁO

Thực hiện đề án kinh doanh các loại sản phẩm có liên quan đến lĩnh vực sức khỏe, giáo dục… đòi hỏi một sự nghiên cứu kỹ lưỡng về các quy định của pháp luật. “Kinh doanh các thực phẩm bình thường chỉ cần chứng nhận của Sở Y tế nhưng đối với thực phẩm chức năng thì cần phải đáp ứng những quy định khắt khe hơn của Bộ Y tế” – giám khảo Phạm Phú Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Trường Lộc góp ý cho một thí sinh.

“Đề án kinh doanh Cửa hàng dưa xoài non Cao Lãnh có kèm theo tên riêng của địa phương. Tuy nhiên, cá nhân sử dụng tên riêng của địa phương làm nhãn hiệu kinh doanh sẽ gặp trở ngại về mặt pháp lý” – giám khảo Trần Hải Linh, Giám đốc Công ty CP Công nghệ Sen Đỏ cho biết.

2. Chưa giải được bài toán mở rộng quy mô sản xuất

“Với nhãn hiệu Tinh dầu tràm Đồng Hương, trong tương lai, doanh nghiệp (DN) sẽ xử lý như thế nào khi muốn mở rộng quy mô sản xuất sang các loại tinh dầu khác như tinh dầu vỏ bưởi, tinh dầu sả…?” – giám khảo Phan Bảo Giang , Giám đốc điều hành Công ty Saycheese Event Communication đặt vấn đề với một thí sinh. Ông Giang cho rằng, ngay từ đầu, DN nên tránh một sai lầm thường gặp là tự giới hạn quy mô sản xuất của dự án.

Việc kinh doanh mặt hàng “độc, lạ” thường đi liền với đặc thù là sản phẩm được sản xuất với số lượng ít, không đại trà. Nhưng khi DN muốn mở rộng quy mô sản xuất sẽ gặp nhiều khó khăn vì sản phẩm sẽ phải đến được với nhiều khách hàng hơn, dễ dàng đánh mất đi “tuyên ngôn” ban đầu. Lúc này, DN sẽ phải tìm ra phương án để vừa phổ biến sản phẩm vừa giữ vững bản sắc “độc, lạ” cho thương hiệu.

9 lỗi thường gặp trong xây dựng đề án kinh doanh 5 - Khởi Nghiệp Trẻ

3. Tư duy cảm tính về tài chính

“Phải tính ra được giá thành cụ thể của từng đơn vị sản phẩm, ví dụ như 100ml rượu sẽ có giá bao nhiêu, chỉ có như thế mới có thể thuyết phục được nhà đầu tư, để họ không nghĩ rằng yếu tố tài chính trong đề án được đưa ra một cách cảm tính” – giám khảo Đinh Hà Duy Trinh, Phó chủ tịch HĐQT Công ty CP Dịch vụ Công nghệ tin học HPT, góp ý cho đề án kinh doanh Cơ sở sản xuất rượu mận Quang Minh.

Bên cạnh đó, đối với lần đầu tiên thực hiện đề án kinh doanh, các thí sinh nên có một khoảng thời gian thử nghiệm vào thực tiễn để có đầy đủ căn cứ thiết lập bài toán tài chính một cách hợp lý.

4. Không xác định được ưu – nhược điểm của từng nhóm đối tượng lao động cụ thể

Để kinh doanh thành công, DN cần xác định chính xác những ưu – nhược điểm cụ thể của từng nhóm đối tượng lao động.

Chẳng hạn, ưu điểm của lao động sinh viên là chi phí rẻ, có khả năng tiếp thu công nghệ tốt nhưng nhược điểm là họ chỉ phù hợp với làm việc bán thời gian và không muốn cam kết gắn bó lâu dài với DN. Vì thế, nếu mong muốn nhân viên gắn bó lâu dài với công việc thì đối tượng lao động sinh viên là không phù hợp.

“Chọn sinh viên làm đối tượng lao động, đối tượng khảo sát, khách hàng tiềm năng… là ‘lối mòn’ trong đề án kinh doanh của nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, để đề án khả thi hơn, chủ đề án cần phải thay đổi cách tiếp cận, mạnh dạn thoát ra khỏi “đặc thù sinh viên” trong cả khâu khảo sát thị trường lẫn định vị đối tượng khách hàng tiềm năng” – giám khảo Tiêu Yến Trinh, Tổng giám đốc Talentnet Corporation cho biết thêm.

5. Lỗi trình bày đề án

Các đề án kinh doanh dù được trình bày lưu loát và có sức thuyết phục nhưng nếu mắc phải những lỗi sơ đẳng trong việc trình bày văn bản như lỗi chính tả, canh lề hay lỗi trình bày slide thuyết trình sẽ khiến đề án nhận những “điểm trừ” lớn.

Khi đó, nhà đầu tư sẽ nhận định rằng chủ nhân của đề án kinh doanh không có tính cẩn thận, tỉ mỉ. Điều này ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư của họ.

6. Đầu tư lãng phí

Đối với những dự án kinh doanh sản phẩm/dịch vụ đòi hỏi phải vận chuyển nguyên liệu với khối lượng lớn nhưng không thường xuyên, DN không nhất thiết phải chi ra một số tiền lớn để mua phương tiện vì còn phải tốn thêm một khoản chi phí để trả cho việc bảo trì và lương cho tài xế. Giải pháp phù hợp và tiết kiệm hơn là thuê phương tiện mỗi khi cần sử dụng.

Việc đăng thông tin tràn lan trên các ấn bản truyền thông cũng là chiến lược quảng bá lãng phí.

Chẳng hạn, nếu kinh doanh sản phẩm giày vẽ dành cho giới trẻ thì DN không nên đăng thông tin quảng cáo hoặc bài PR lên các tờ báo tin tức xã hội với đối tượng độc giả thường trên 25 tuổi. Để phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu, chiến lược hiệu quả nhất là chỉ nên chọn lọc những tờ báo, tạp chí, chương trình tivi hướng đến các đối tượng độc giả/khán giả trẻ trung.

9 lỗi thường gặp trong xây dựng đề án kinh doanh 6 - Khởi Nghiệp Trẻ

7. Chiến lược marketing không hợp lý

Chiến lược marketing không hợp lý sẽ làm giảm đi độ nhận diện thương hiệu.

Ví dụ như việc thiết kế logo mang quá nhiều màu sắc hay chi tiết rườm rà sẽ rất khó đảm bảo hiệu quả hình ảnh khi được thể hiện trên nhiều phiên bản truyền thông khác nhau như băng rôn, backdrop, truyền hình, trang web… Câu slogan của thương hiệu cũng phải nói lên được đặc tính của sản phẩm thì mới ghi dấu ấn đối với người tiêu dùng chứ không nên chung chung kiểu như “phục vụ tốt cho mọi người”, “lựa chọn hoàn hảo cho mọi gia đình”…

Bên cạnh đó, phát hành thẻ khách hàng thân thiết cũng không phải là chiến lược marketing phù hợp với mọi DN. Chiến lược này chỉ dành cho những DN kinh doanh mặt hàng có thể được mua thường xuyên như thực phẩm, nhu yếu phẩm… Còn đối với những mặt hàng không thiết yếu, chẳng hạn như sản phẩm thủ công mỹ nghệ, khách hàng sẽ không lặp đi lặp lại hành vi mua hàng nên không cần phát hành thẻ để giữ chân khách hàng.

8. Tính toán các chỉ số tài chính chưa hợp lý

Một nhược điểm chung của các đề án khởi nghiệp là chưa hiểu kỹ về các chỉ số tài chính, dẫn tới việc tính toán không hợp lý (quá cao hoặc quá thấp). Chẳng hạn, nhiều thí sinh chưa phân biệt rõ giá thành và giá bán sản phẩm, đưa ra chỉ số IRR (tỷ lệ hoàn vốn nội bộ), NPV (giá trị hiện tại thuần) quá cao khiến dự án không có tính khả thi, nhiều chủ dự án còn tính toán dòng tiền chưa đúng…

Ngoài ra, việc hoạch định con số doanh thu kỳ vọng cũng như ước lượng số vốn đầu tư chưa sát với thực tế cũng là một trong nhiều nguyên nhân khiến đề án kinh doanh thiếu tính khả thi.

9. Thiếu đầu tư kiến thức và nghiên cứu thị trường

Để tiến hành nghiên cứu thị trường, trước hết chủ dự án phải am hiểu về lĩnh vực chuyên môn cũng như lựa chọn phương pháp nghiên cứu hợp lý. Xác định sai khách hàng mục tiêu, lựa chọn đối tượng khảo sát chưa phù hợp, số lượng mẫu khảo sát quá thấp (không thể mang tính đại diện)… sẽ dẫn đến định hướng sai chiến lược phát triển sản phẩm, bài toán tài chính và sau cùng là tầm nhìn dài hạn của chủ dự án.

Khi muốn kinh doanh lĩnh vực thực phẩm, người thực hiện đề án cũng phải lưu ý đầu tư đầy đủ những kiến thức, kỹ năng, như: quy trình chế biến hợp vệ sinh, cách lưu trữ sản phẩm mẫu, hàm lượng nguyên liệu như thế nào trong từng món ăn thì đảm bảo tốt cho sức khỏe…

 

BÍCH TRÂM – VÂN THẢO / Theo Doanh nhân Sài Gòn

Từ khóa: khởi nghiệp kinh doanhkinh doanh
Share1Share

Tibi Nguyen

BÀI HAY NÊN XEM

Người thành công làm gì vào thời gian rảnh?
Tin mới

“Thời gian là vàng là bạc” điều mà người khởi nghiệp nào cũng cần khắc cốt ghi tâm

1 tuần ago
Giấc mơ lập trình cho trẻ Việt Nam của Founder Got It
Tin mới

Giấc mơ lập trình cho trẻ Việt Nam của Founder Got It

3 tuần ago
U80 lập nghiệp thành công nhờ nuôi chú ong nhỏ bé, kiếm bạc tỷ mỗi năm
Câu chuyện khởi nghiệp

U80 lập nghiệp thành công nhờ nuôi chú ong nhỏ bé, kiếm bạc tỷ mỗi năm

3 tháng ago
Ý tưởng khởi nghiệp từ gỗ mỹ nghệ
Câu chuyện khởi nghiệp

Ý tưởng khởi nghiệp từ gỗ mỹ nghệ

3 tháng ago
Có nên khởi nghiệp kinh doanh không nếu IQ thấp?
Khởi Nghiệp | Startup

Có nên khởi nghiệp kinh doanh không nếu IQ thấp?

4 tháng ago
Tin mới

These Things You Should Know Before Getting Lip Injections

5 tháng ago
Xem thêm

BẢN TIN KHỞI NGHIỆP TRẺ

Đăng ký thành công

Có lỗi xảy ra

Bài nên xem

Kinh doanh ô tô siêu rẻ và nỗi lo xe “bán rẻ mạng người“

Kinh doanh ô tô siêu rẻ và nỗi lo xe “bán rẻ mạng người“

24/06/2015
Apple cũng phải “khóc” trước người dùng iPhone Trung Quốc

Apple cũng phải “khóc” trước người dùng iPhone Trung Quốc

12/11/2016
Các quân nhân Mỹ tham dự một hội chợ nghề nghiệp và đào tạo nghề tại Colorado. Ảnh: Reuters

Quân đội – lò luyện khởi nghiệp tốt nhất nước Mỹ

13/03/2018
Mở lối cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam

Mở lối cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam

26/12/2016
6 cách bạn có thể kiếm tiền cả khi ngủ

6 cách bạn có thể kiếm tiền cả khi ngủ

30/09/2016
Startup cho thuê điện thoại trị giá 1 tỷ USD của chàng trai 25 tuổi

Startup cho thuê điện thoại trị giá 1 tỷ USD của chàng trai 25 tuổi

13/04/2017
Startup – Không có ý tưởng hay, chỉ các cách làm mới

Startup – Không có ý tưởng khởi nghiệp hay, chỉ các cách làm mới

01/08/2020

Bài xem nhiều

  • 80% các CEO khởi nghiệp bằng nghề sale: Nếu mới đặt chân vào lĩnh vực này, đây là 5 bài học bạn nhất định cần biết - Ảnh 1.

    CEO là gì? CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO là gì? Có quyền hạn như thế nào?

    4 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Khởi nghiệp là gì? Startup là gì? 8 yếu tố mà người khởi nghiệp trẻ cần có

    209 shares
    Share 209 Tweet 0
  • Khởi nghiệp kinh doanh từ 2 bàn tay trắng, bạn cần gì?

    754 shares
    Share 754 Tweet 0
  • Đồng dao – Chú cuội ngồi gốc cây đa

    12 shares
    Share 12 Tweet 0
  • 20 ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên miền Trung

    1 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Báo cáo Hành vi Người tiêu dùng Online Việt Nam 2016

    5 shares
    Share 5 Tweet 0
  • 10 câu nói truyền cảm hứng cho các khởi nghiệp trẻ

    1 shares
    Share 0 Tweet 0
Khởi Nghiệp Trẻ ✅ Chuyên trang Khởi Nghiệp & Quản trị kinh doanh

Khởi Nghiệp Trẻ ✅ Chuyên trang Khởi Nghiệp & Quản trị kinh doanh: Nơi cung cấp các tin tức & kiến thức lĩnh vực khởi nghiệp, quản trị doanh nghiệp... Mọi thông tin liên lạc xin gửi về email [email protected]

Đặt link QC: [email protected]

Khởi nghiệp trẻ - Khởi nghiệp là gì? Startup là gì? - CEO là gì? - Khởi nghiệp Startup - Shop Japusan - Kỹ Năng Việt - Thể Thao Du Lịch - EZO Media - khởi nghiệp từ tay trắng - ý tưởng khởi nghiệp - ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh - thẻ căn cước công dân - Tư Duy Logic

© 2015 Khởi Nghiệp Trẻ - Một dự án của EZO MEDIA - Digital Marketing Agency.
Khoinghieptre.vn đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm, trong khi chờ xin giấy phép.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Khởi Nghiệp
    • Tin khởi nghiệp
    • Kiến thức khởi nghiệp
    • Câu chuyện khởi nghiệp
  • Quản trị
    • Quản trị kinh doanh
    • Kỹ năng nghề nghiệp
    • Kỹ năng sống
    • Kỹ năng mềm
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Thương mại
    • Thương mại điện tử
    • Nhân vật
      • Doanh nhân
      • Suy ngẫm
      • Góc nhìn
  • Marketing
    • Content Marketing
    • Email Marketing
    • Mobile Marketing
    • Phát triển Thương hiệu
    • Video Marketing
    • Social Media
      • Viral Marketing
      • Facebook Ads
      • Facebook Tips
      • Facebook Trends
  • Pháp lý
    • Luật Doanh nghiệp
    • PL cần biết
    • PL Đời Sống
  • Công nghệ
    • Kiến thức
    • Thủ thuật
    • Đánh giá

© 2015 Khởi Nghiệp Trẻ - Một dự án của EZO MEDIA - Digital Marketing Agency.
Khoinghieptre.vn đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm, trong khi chờ xin giấy phép.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In

BẢN TIN KHỞI NGHIỆP TRẺ - STARTUP VIỆT NAM

Đăng ký thành công

Có lỗi xảy ra