Khởi Nghiệp | Startup

Các công ty khởi nghiệp TP.HCM sẽ được Singapore giúp đỡ đào tạo

Đại học quốc gia Singapore sẵn sàng tiếp nhận các nhân tài của Thành phố Hồ Chí Minh gửi qua đào tạo, sau đó quay về phục vụ chương trình khởi nghiệp, sáng tạo của thành phố.

Posted on

BẢN TIN KHỞI NGHIỆP TRẺ

Đăng ký thành công

Có lỗi xảy ra

Đại học quốc gia Singapore sẵn sàng tiếp nhận các nhân tài của Thành phố Hồ Chí Minh gửi qua đào tạo, sau đó quay về phục vụ chương trình khởi nghiệp, sáng tạo của thành phố.

Các công ty khởi nghiệp TP.HCM sẽ được Singapore giúp đỡ đào tạo

“Chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận các nhân tài từ TP.HCM gửi sang, đào tạo họ trở thành các doanh nghiệp khởi nghiệp để về phục vụ cho sự phát triển của TP” – GS Freddy Boey, Phó Chủ tịch Trường ĐH quốc gia Singapore ( NUS ), phụ trách đổi mới sáng tạo doanh nghiệp và Block 71, chia sẻ với Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cùng đoàn công tác trong buổi gặp gỡ sáng 27-8 tại Trường NUS.

GS Freddy Boey (áo trắng) giới thiệu với đoàn cán bộ TP.HCM những thế mạnh trong đào tạo nhân lực của NUS.

GS Freddy Boey đã đón tiếp đoàn trọng thị và chia sẻ những thông tin xoay quanh vấn đề khởi nghiệp , sáng tạo – một thế mạnh của NUS, trường đại học có uy tín nhất của Singapore và là trường đại học hàng đầu khu vực Đông Nam Á.

Ông Freddy Boey cho rằng những nghiên cứu chất lượng hàng đầu của Trường NUS trong thời gian qua đã đem lại lợi ích kinh tế không nhỏ và đã có nhiều nghiên cứu được đưa vào ứng dụng trong thực tế tại các quốc gia trên thế giới.

GS Freddy Boey ủng hộ các đề xuất của Bí thư Nguyễn Thiện Nhân đưa ra.

Ông nhấn mạnh quan trọng nhất của chương trình khởi nghiệp là đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao.

“Nhiệm vụ của chúng tôi là phải đào tạo được thật nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp , còn thành công hay không là do thị trường quyết định. Thông thường chỉ khoảng 1% nhân lực sau khi đào tạo có thể khởi nghiệp thành công đã là thành công rồi” – ông nói.

Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân đã lắng nghe các chia sẻ của GS Freddy Boey về chương trình đào tạo doanh nghiệp khởi nghiệp. Bí thư Nhân mong muốn học hỏi những kinh nghiệm NUS Block 71 trong vấn đề xây dựng chính sách hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp.

Ông đồng thời mong muốn TP và trường trao đổi về khả năng hợp tác trong tương lai, chẳng hạn như hội thảo trao đổi kinh nghiệm quản lý vườn ươm giữa Block 71 và các trung tâm khỏi nghiệp của TPHCM; tổ chức các hoạt động triển lãm sản phẩm startup, các hoạt động kết nối tìm kiếm thị trường tại địa bàn của nhau.

Phó chủ tịch Trường ĐH quốc gia Singapore trò chuyện cùng các cán bộ đoàn công tác TP.HCM.

GS Freddy Boey ủng hộ các đề xuất của Bí thư Thành ủy TP.HCM. Ông cho biết Trường NUS sẵn sàng tiếp nhận các nhân tài của TP.HCM gửi qua để đào tạo, sau đó quay về phục vụ chương trình khởi nghiệp, sáng tạo của TP.

Giáo sư cũng thông tin nhà trường đang dự định thành lập một cơ sở đào tạo tại TP.HCM trong thời gian tới.

Đoàn công tác TP.HCM thăm Trường ĐH quốc gia Singapore.

Sau buổi trao đổi, đoàn đã đến tham quan trung tâm khởi nghiệp tại trường. Tại đây, đoàn đã nghe báo cáo về các dự án khởi nghiệp của các nghiên cứu sinh, trong đó có dự án “Hướng đến TP không dùng pin” của Ngô Tùng, một nghiên cứu sinh người Việt đang học tập và nghiên cứu tại trường.

TP.HCM tập trung phát triển theo định hướng công nghệ 4.0

Hiện tại TP.HCM có tám trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp do Nhà nước quản lý bao gồm các trung tâm của các trường đại học, Thành đoàn, Sở KH&CN, Khu Công nghệ cao… và các trung tâm do tư nhân đầu tư. TP hiện có khoảng 15% doanh nghiệp hoạt động khoa học và công nghệ, 75 trường đại học và cao đẳng, hơn 270 viện và trung tâm nghiên cứu, hơn 125 phòng thí nghiệm và hơn 20.000 nhà khoa học.

TP đang chú trọng xây dựng hệ sinh thái startup để kết nối các nguồn lực tài chính, nhân lực và thị trường. Trung tâm Khởi nghiệp TP dự định hình thành sẽ là nơi tổ chức các sàn giao dịch ý tưởng và các cuộc thi về khởi nghiệp hằng năm; đồng thời liên kết các vườn ươm, các nhà cung cấp dịch vụ, các quỹ đầu tư khởi nghiệp, các doanh nghiệp với nhau để chia sẻ thông tin và kết nối các ý tưởng khởi nghiệp để tìm  kiếm các nguồn vốn đầu tư.

Trong năm 2018, các startups Việt Nam đã thu hút được 900 triệu USD đầu tư (trong khi đó startups Singapore thu hút được hơn 7.7 tỉ USD).

Theo Việt Hoa

PLO

Xem nhiều