Khởi Nghiệp Trẻ ✅ Chuyên trang Khởi Nghiệp & Quản trị kinh doanh
EZO Media - Đối tác Digital Marketing cho Startup Việt
  • Trang chủ
  • Khởi Nghiệp
    • Tin khởi nghiệp
    • Kiến thức khởi nghiệp
    • Câu chuyện khởi nghiệp
  • Quản trị
    • Quản trị kinh doanh
    • Kỹ năng nghề nghiệp
    • Kỹ năng sống
    • Kỹ năng mềm
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Thương mại
    • Thương mại điện tử
    • Nhân vật
      • Doanh nhân
      • Suy ngẫm
      • Góc nhìn
  • Marketing
    • Content Marketing
    • Email Marketing
    • Mobile Marketing
    • Phát triển Thương hiệu
    • Video Marketing
    • Social Media
      • Viral Marketing
      • Facebook Ads
      • Facebook Tips
      • Facebook Trends
  • Pháp lý
    • Luật Doanh nghiệp
    • PL cần biết
    • PL Đời Sống
  • Công nghệ
    • Kiến thức
    • Thủ thuật
    • Đánh giá
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Khởi Nghiệp
    • Tin khởi nghiệp
    • Kiến thức khởi nghiệp
    • Câu chuyện khởi nghiệp
  • Quản trị
    • Quản trị kinh doanh
    • Kỹ năng nghề nghiệp
    • Kỹ năng sống
    • Kỹ năng mềm
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Thương mại
    • Thương mại điện tử
    • Nhân vật
      • Doanh nhân
      • Suy ngẫm
      • Góc nhìn
  • Marketing
    • Content Marketing
    • Email Marketing
    • Mobile Marketing
    • Phát triển Thương hiệu
    • Video Marketing
    • Social Media
      • Viral Marketing
      • Facebook Ads
      • Facebook Tips
      • Facebook Trends
  • Pháp lý
    • Luật Doanh nghiệp
    • PL cần biết
    • PL Đời Sống
  • Công nghệ
    • Kiến thức
    • Thủ thuật
    • Đánh giá
No Result
View All Result
Khởi Nghiệp Trẻ ✅ Chuyên trang Khởi Nghiệp & Quản trị kinh doanh
Trang chủ Pháp lý Luật Doanh nghiệp

Cần lưu ý gì khi ký kết hợp đồng thương mại?

bởi Tibi Nguyen
30/09/2018
min read6 min
0
0
Chia sẻ FacebookChia sẻ LinkedIn

Các hiệp định thương mại được ký kết thời gian qua đang mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi thị trường rộng mở cũng đồng nghĩa với việc DN phải cẩn trọng hơn, phải tìm hiểu kỹ hơn luật pháp cũng như các quy định, quy chế của các nước… để không “vướng” khi ký các hợp đồng thương mại.

Bài liên quan

5 vấn đề pháp lý mà các nhà sáng lập cần chú ý khi khởi nghiệp

“Thời gian là vàng là bạc” điều mà người khởi nghiệp nào cũng cần khắc cốt ghi tâm

Giấc mơ lập trình cho trẻ Việt Nam của Founder Got It

Cần lưu ý gì khi ký kết hợp đồng thương mại?

Trên thực tế, rất nhiều DN Việt Nam thường mắc các sai lầm như không rõ khả năng, yêu cầu của chính DN cũng như khả năng, yêu cầu của đối tác. DN cũng không biết rõ hành lang pháp lý giao dịch và chủ quan cho rằng sẽ không xảy ra tranh chấp. DN cũng không quan tâm vấn đề sở hữu trí tuệ, thẩm quyền của người ký kết HĐ cũng như các vấn đề về vận chuyển hàng hóa, giao thông, thanh toán…

Theo LS. Trương Thị Hòa, một trong những điều quan trọng là DN nên chú ý trong các HĐ thương mại là “phạt vi phạm hợp đồng “. Trong thỏa thuận HĐ, DN cần ghi chuẩn xác là phạt hay bồi thường nếu một trong hai bên vi phạm HĐ. Nếu phạt hợp đồng thì mức phạt tối đa là 8% giá trị vi phạm (không phải giá trị hợp đồng như lâu nay mọi người vẫn nghĩ), còn bồi thường thì phải chứng minh có sự thiệt hại.

Buy JNews Buy JNews Buy JNews
QUẢNG CÁO

Trong HĐ thương mại, nếu không có điều khoản cụ thể về phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nếu thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại.

Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp vi phạm HĐ đã diễn ra. Chẳng hạn, giao hàng không đúng số lượng, chất lượng, chủng loại; giao hàng trễ; hàng thiếu bản quyền phần mềm, phụ kiện đi kèm; hàng có nguồn gốc không rõ ràng; hàng hư hỏng do vận chuyển, bảo quản…

Trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ, các trường hợp vi phạm HĐ là kinh doanh trái phép, chất lượng không đúng cam kết, trễ hạn, thiếu một hoặc nhiều nội dung, tự ý chuyển nghĩa vụ cho bên thứ ba…

Với những vi phạm như thế, nếu phía vi phạm không thực hiện theo HĐ có thể đưa ra tòa án dân sự. Với những trường hợp này, bên nguyên đơn phải chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ thông qua chứng cứ.

Tất cả những tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc như: biên bản xác nhận, hóa đơn, tài liệu kỹ thuật, xuất xứ, kết quả giám định, xác nhận của nhân chứng, hình ảnh, thông tin liên quan bằng bản gốc… phải thật chuẩn xác và rõ ràng.

Muốn phạt vi phạm, bên nguyên đơn phải chứng minh được hành vi vi phạm. Còn đòi bồi thường thiệt hại thì phải chứng minh được tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Cũng theo LS. Trương Thị Hòa, khởi kiện ra tòa chỉ nên là phương án cuối cùng khi không tìm được “tiếng nói chung” với đối tác. DN nên ưu tiên việc hòa giải, thỏa thuận, tự giải quyết… vì khởi kiện sẽ mất thời gian và tốn kém tiền bạc…

Với các đối tác nước ngoài, DN nên lưu ý nhiều điều khoản khi ký HĐ. Thường các hợp đồng thương mại do đối tác nước ngoài soạn thảo rất dài và nhiều khi không rõ ràng về cách viết, vì thế, cần Việt hóa các hợp đồng này một cách ngắn gọn và đầy đủ.

Các bằng chứng như email qua lại với đối tác cũng phải được lưu giữ, hay mã số thuế, số tài khoản của đối tác cũng cần sao lưu phòng khi có “sự cố” xảy ra.

Cần lưu ý gì khi ký kết hợp đồng thương mại?

Bên cạnh những điều trên, khi ký HĐ với DN nước ngoài, ngoài chú ý đến luật của Việt Nam, luật của nước đối tác, DN cũng cần chú ý đến các vấn đề thuộc về luật và các tập quán quốc tế. Điển hình như DN Nhật chọn cách giải quyết tranh chấp mềm dẻo, uyển chuyển, DN Trung Quốc ngồi lại thương thảo khi tranh chấp, trong khi DN châu Âu thì “luật bất thành văn”.

Với Trung Quốc, ngoài luật sở tại còn có những quy định cho những ngành nghề cụ thể. Vì thế, trước khi ký HĐ với DN Trung Quốc, DN Việt Nam cần phải nắm rõ những quy định này từ các cơ quan nhà nước Trung Quốc để tránh việc HĐ ký nhưng không thực hiện được.

Khi ký các hợp đồng thương mại, DN cần lưu ý:

  • Trong HĐ cần có thỏa thuận về các biện pháp chế tài. Trong đó, đặc biệt lưu ý đến điều khoản thỏa thuận vi phạm có liên hệ trực tiếp đến những nội dung về nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi bên. Các nội dung này càng chi tiết, cụ thể, rõ ràng càng tốt.
  • Nội dung chế tài (phạt vi phạm) phải khả thi, đúng luật để có hiệu lực và thực hiện được.
  • Phải hiểu phạt vi phạm và các biện pháp chế tài khác không phải là cách để làm khó nhau mà là biện pháp đảm bảo thực hiện đúng HĐ, có được hướng giải quyết khi xảy ra vi phạm, đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên.
  • Trong quá trình thực hiện HĐ phải theo dõi, ghi nhận, khi có dấu hiệu vi phạm phải thu thập để có chứng cứ chứng minh.
  • Thông báo bằng văn bản khi bị vi phạm, nêu yêu cầu, biện pháp, khắc phục, ngăn chặn…
  • HĐ có giá trị lớn, tình tiết phức tạp thì nên mời luật sư hỗ trợ, tham gia giải quyết ngay từ đầu.

Tấn Quỳnh / Theo Doanh Nhân Sài Gòn

ShareShare

Tibi Nguyen

BÀI HAY NÊN XEM

5 vấn đề pháp lý cần biết khi quyết định khởi nghiệp kinh doanh
Luật Doanh nghiệp

5 vấn đề pháp lý mà các nhà sáng lập cần chú ý khi khởi nghiệp

2 ngày ago
Người thành công làm gì vào thời gian rảnh?
Tin mới

“Thời gian là vàng là bạc” điều mà người khởi nghiệp nào cũng cần khắc cốt ghi tâm

1 tuần ago
Giấc mơ lập trình cho trẻ Việt Nam của Founder Got It
Tin mới

Giấc mơ lập trình cho trẻ Việt Nam của Founder Got It

3 tuần ago
Thủ tục cấp lại giấy phép kinh doanh và con dấu như thế nào?
Luật Doanh nghiệp

Thủ tục cấp lại giấy phép kinh doanh và con dấu như thế nào?

1 tháng ago
Startup gọi vốn và pháp lý: Cần lưu ý những gì? Tiến trình thực hiện ra sao?
PL Đời Sống

Startup gọi vốn và pháp lý: Cần lưu ý những gì? Tiến trình thực hiện ra sao?

2 tháng ago
Sổ đỏ có thể thế chấp cho nhiều ngân hàng không?
PL Đời Sống

Sổ đỏ có thể thế chấp cho nhiều ngân hàng không?

2 tháng ago
Xem thêm

BẢN TIN KHỞI NGHIỆP TRẺ

Đăng ký thành công

Có lỗi xảy ra

Bài nên xem

Khởi nghiệp ngành thời trang trực tuyến ngừng hoạt động vì Covid-19

Khởi nghiệp ngành thời trang trực tuyến ngừng hoạt động vì Covid-19

06/08/2020
[Infographic] Tình hình sử dụng Smartphone 2014

[Infographic] Tình hình sử dụng Smartphone 2014

17/10/2014
Để nhân viên sống tại văn phòng, CEO công ty du lịch Triip bán nhà khởi nghiệp

Để nhân viên sống tại văn phòng, CEO công ty du lịch Triip bán nhà khởi nghiệp

23/04/2018

Thị phi trong cuộc sống

19/08/2016
7 sai lầm cần tránh khi đầu tư tài chính 2016

7 sai lầm cần tránh khi đầu tư tài chính 2016

17/03/2016
Tuổi trẻ Việt Nam, khởi nghiệp thế nào?

Tuổi trẻ Việt Nam, khởi nghiệp thế nào?

24/07/2018
NGỦ MUỘN KHÔNG CHỈ CÓ GAN BIẾT KHÓC

NGỦ MUỘN KHÔNG CHỈ CÓ GAN BIẾT KHÓC

19/08/2016

Bài xem nhiều

  • 80% các CEO khởi nghiệp bằng nghề sale: Nếu mới đặt chân vào lĩnh vực này, đây là 5 bài học bạn nhất định cần biết - Ảnh 1.

    CEO là gì? CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO là gì? Có quyền hạn như thế nào?

    4 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Khởi nghiệp là gì? Startup là gì? 8 yếu tố mà người khởi nghiệp trẻ cần có

    209 shares
    Share 209 Tweet 0
  • Khởi nghiệp kinh doanh từ 2 bàn tay trắng, bạn cần gì?

    754 shares
    Share 754 Tweet 0
  • Đồng dao – Chú cuội ngồi gốc cây đa

    12 shares
    Share 12 Tweet 0
  • 20 ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên miền Trung

    1 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Báo cáo Hành vi Người tiêu dùng Online Việt Nam 2016

    5 shares
    Share 5 Tweet 0
  • 10 câu nói truyền cảm hứng cho các khởi nghiệp trẻ

    1 shares
    Share 0 Tweet 0
Khởi Nghiệp Trẻ ✅ Chuyên trang Khởi Nghiệp & Quản trị kinh doanh

Khởi Nghiệp Trẻ ✅ Chuyên trang Khởi Nghiệp & Quản trị kinh doanh: Nơi cung cấp các tin tức & kiến thức lĩnh vực khởi nghiệp, quản trị doanh nghiệp... Mọi thông tin liên lạc xin gửi về email [email protected]

Đặt link QC: [email protected]

Khởi nghiệp trẻ - Khởi nghiệp là gì? Startup là gì? - CEO là gì? - Khởi nghiệp Startup - Shop Japusan - Kỹ Năng Việt - Thể Thao Du Lịch - EZO Media - khởi nghiệp từ tay trắng - ý tưởng khởi nghiệp - ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh - thẻ căn cước công dân - Tư Duy Logic

© 2015 Khởi Nghiệp Trẻ - Một dự án của EZO MEDIA - Digital Marketing Agency.
Khoinghieptre.vn đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm, trong khi chờ xin giấy phép.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Khởi Nghiệp
    • Tin khởi nghiệp
    • Kiến thức khởi nghiệp
    • Câu chuyện khởi nghiệp
  • Quản trị
    • Quản trị kinh doanh
    • Kỹ năng nghề nghiệp
    • Kỹ năng sống
    • Kỹ năng mềm
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Thương mại
    • Thương mại điện tử
    • Nhân vật
      • Doanh nhân
      • Suy ngẫm
      • Góc nhìn
  • Marketing
    • Content Marketing
    • Email Marketing
    • Mobile Marketing
    • Phát triển Thương hiệu
    • Video Marketing
    • Social Media
      • Viral Marketing
      • Facebook Ads
      • Facebook Tips
      • Facebook Trends
  • Pháp lý
    • Luật Doanh nghiệp
    • PL cần biết
    • PL Đời Sống
  • Công nghệ
    • Kiến thức
    • Thủ thuật
    • Đánh giá

© 2015 Khởi Nghiệp Trẻ - Một dự án của EZO MEDIA - Digital Marketing Agency.
Khoinghieptre.vn đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm, trong khi chờ xin giấy phép.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In

BẢN TIN KHỞI NGHIỆP TRẺ - STARTUP VIỆT NAM

Đăng ký thành công

Có lỗi xảy ra