Khởi Nghiệp Trẻ ✅ Chuyên trang Khởi Nghiệp & Quản trị kinh doanh
EZO Media - Đối tác Digital Marketing cho Startup Việt
  • Trang chủ
  • Khởi Nghiệp
    • Tin khởi nghiệp
    • Kiến thức khởi nghiệp
    • Câu chuyện khởi nghiệp
  • Quản trị
    • Quản trị kinh doanh
    • Kỹ năng nghề nghiệp
    • Kỹ năng sống
    • Kỹ năng mềm
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Thương mại
    • Thương mại điện tử
    • Nhân vật
      • Doanh nhân
      • Suy ngẫm
      • Góc nhìn
  • Marketing
    • Content Marketing
    • Email Marketing
    • Mobile Marketing
    • Phát triển Thương hiệu
    • Video Marketing
    • Social Media
      • Viral Marketing
      • Facebook Ads
      • Facebook Tips
      • Facebook Trends
  • Pháp lý
    • Luật Doanh nghiệp
    • PL cần biết
    • PL Đời Sống
  • Công nghệ
    • Kiến thức
    • Thủ thuật
    • Đánh giá
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Khởi Nghiệp
    • Tin khởi nghiệp
    • Kiến thức khởi nghiệp
    • Câu chuyện khởi nghiệp
  • Quản trị
    • Quản trị kinh doanh
    • Kỹ năng nghề nghiệp
    • Kỹ năng sống
    • Kỹ năng mềm
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Thương mại
    • Thương mại điện tử
    • Nhân vật
      • Doanh nhân
      • Suy ngẫm
      • Góc nhìn
  • Marketing
    • Content Marketing
    • Email Marketing
    • Mobile Marketing
    • Phát triển Thương hiệu
    • Video Marketing
    • Social Media
      • Viral Marketing
      • Facebook Ads
      • Facebook Tips
      • Facebook Trends
  • Pháp lý
    • Luật Doanh nghiệp
    • PL cần biết
    • PL Đời Sống
  • Công nghệ
    • Kiến thức
    • Thủ thuật
    • Đánh giá
No Result
View All Result
Khởi Nghiệp Trẻ ✅ Chuyên trang Khởi Nghiệp & Quản trị kinh doanh
Trang chủ Khởi Nghiệp | Startup Tin khởi nghiệp

Chi triệu đô bảo hộ sáng chế ở nước ngoài

bởi Tibi Nguyen
03/02/2017
min read7 min
0
0
Chia sẻ FacebookChia sẻ LinkedIn

Chi phí cho một bằng sáng chế tại Việt Nam chỉ hơn triệu đồng, nhưng khi ra nước ngoài số tiền bảo hộ có thể lên tới hàng triệu USD.

Bài liên quan

5 vấn đề pháp lý mà các nhà sáng lập cần chú ý khi khởi nghiệp

Khi các tập đoàn quốc gia khởi nghiệp tại một quốc gia mới có những khó khăn thách thức gì?

Alibaba dự định “chơi lớn” đầu tư 3 tỷ USD vào Grab

  • Luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các khởi nghiệp
  • 3 lưu ý khi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tài sản

Sáng chế ra bộ bàn ghế dùng để phòng ngừa và điều trị các bệnh cột sống, bác sĩ Phạm Thị Kim Loan nhanh chóng đi đăng ký bằng độc quyền giải pháp hữu ích cho sản phẩm. Nhờ đó, doanh thu của sản phẩm đã vượt mốc 100 tỷ đồng kể từ năm 2013 và vẫn tăng đều đặn tăng 150% một năm. Không chỉ thế, loại ghế cải tiến từ sáng chế này và các sản phẩm liên quan đã nhận 12 bằng độc quyền sáng chế và giải pháp hữu ích, 25 bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp tại các nước như: Singapore, New Zealand, Australia… cùng với 6 đơn đăng ký sáng chế PCT đã chỉ định và đang được xem xét tại 55 nước khác nhau.

“Bằng sáng chế mang lại cho nhà sáng chế 2 ưu thế. Thứ nhất là khả năng cạnh tranh rất cao dựa trên yếu tố công nghệ, vì đã là sáng chế thì có hàm lượng công nghệ lớn. Thứ hai là khả năng khai thác thị trường nhờ vào tính độc quyền”, bác sĩ Loan chia sẻ.

Chi triệu đô bảo hộ sáng chế ở nước ngoài 2 - Khởi Nghiệp Trẻ
Những sản phẩm được bác sĩ Loan chi hàng triệu đôla để bảo hộ tại nước ngoài. Ảnh: Viễn Thông

Tuy nhiên, trường hợp như bác sĩ Loan vẫn còn khá hiếm vì mỗi năm, số đơn đăng ký độc quyền sáng chế quốc tế của Việt Nam thường chỉ đếm trên đầu ngón tay, như năm 2014 chỉ có 5 đơn, năm 2013 nhiều hơn thì có 12 đơn…

Buy JNews Buy JNews Buy JNews
QUẢNG CÁO

Bác sĩ Loan bộc bạch, để đăng ký và duy trì số bằng độc quyền tại các nước, công ty của bà phải tốn đến hàng triệu đôla. Nếu không đăng ký bảo hộ, nhà khoa học khó lòng bảo vệ tài sản trí tuệ của mình ở nước ngoài nếu không may bị đối thủ sao chép hoặc đánh cắp.

Nghiên cứu loại thuốc chiết xuất từ lá cây trinh nữ hoàng cung hỗ trợ điều trị bệnh ung thư của Tiến sĩ – Dược sĩ Nguyễn Thị Ngọc Trâm cũng đã có doanh thu hơn 200 tỷ đồng và bước đầu xuất khẩu sang Mỹ. Tuy nhiên, TS Trâm cho biết, để chuẩn bị thâm nhập thị trường này, bà cũng tốn chi phí không nhỏ để đăng ký các bằng độc quyền nhằm bảo vệ sản phẩm.

“Ở Mỹ, tôi đăng ký bảo hộ giống cây trồng và tốn đến 50.000 đôla. Đối với tôi thì mình còn có khả năng lo được, chứ với nhiều nhà khoa học nghèo thì làm sao họ xoay xở. Hồi khởi nghiệp tôi cũng đâu có tiền để làm, tôi đăng ký trong nước trước rồi sau này mới tính đến đi đăng ký ở nước ngoài. Thật ra, ở nước ngoài khoản chi phí này đối với người ta là bình thường, nhưng với người Việt mình nhìn chung là vẫn khá khó khăn”, bà Trâm tâm sự.

Trong khi tổng chi phí đăng ký sáng chế tại Việt Nam chỉ hơn một triệu đồng cho tất cả các khoản như: lệ phí nộp đơn, công bố đơn, thẩm định, cấp bằng, đăng bạ… thì ở nước ngoài, con số thấp nhất cũng vài nghìn đôla. Ví dụ như Mỹ, chỉ cần truy cập vào website của Cục Sáng chế và Nhãn hiệu Mỹ (USPTO), bất kỳ ai cũng có thể theo dõi bảng lệ phí với những khoản phí rẻ nhất cũng vài trăm đôla, cao thì lên đến vài nghìn USD. Đó là chưa kể khoản phí duy trì 1.000 USD mỗi năm trong vòng 20 năm sau khi được cấp bằng. Ngoài ra, các nhà sáng chế Việt Nam muốn đăng ký sáng chế tại Mỹ còn phải thông qua các công ty luật để lo liệu thủ tục. Do đó, họ còn phải tốn thêm một khoản phí dịch vụ không nhỏ.

Đăng ký sáng chế ở nước ngoài cho đến nay vẫn còn là câu chuyện xa vời của nhiều nhà khoa học, trước hết là vì yếu tố tiền bạc. Trong khi đó, việc đăng ký sáng chế trong nước cũng chưa được “xôm tụ”, khiến cho câu chuyện ăn cắp ý tưởng lẫn nhau, hay sáng chế bị “chết yểu” là không hiếm. Ngay như TP HCM, trong suốt 5 năm, từ 2011 đến 2015, chỉ có hơn 1.000 đơn đăng ký sáng chế được nộp và chỉ có 131 bằng sáng chế/giải pháp hữu ích được cấp. Con số tuy cao so với mặt bằng cả nước, nhưng theo ông Nguyễn Việt Dũng – Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ TP HCM là vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sáng tạo và công nghệ của thành phố.

Một số lý do cho tình trạng này được đưa ra là ý thức về sở hữu trí tuệ nói chung của một số nhà sáng chế chưa cao. Số khác muốn đăng ký sáng chế thì lại cảm thấy thủ tục quá phức tạp và thời gian chờ đợi vẫn còn dài.

“Việc đăng ký sáng chế ở Việt Nam khá thuận lợi và chi phí cũng không quá đắt vì Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đang khuyến khích điều này. Tuy nhiên, thủ tục thì hơi lâu, một bằng sáng chế nộp đơn lên thì có khi tới 5 năm mới cấp, nhanh thì cũng 3-4 năm. Thời gian gần đây tôi thấy cũng có tiến bộ nhưng vẫn còn kéo dài. Tôi nghĩ nên rút ngắn xuống hơn 6 tháng thì sẽ thuận lợi hơn”, tiến sĩ Trâm nhận xét.

Theo phân tích của ông Nguyễn Việt Dũng, bằng độc quyền sáng chế là công cụ để đơn phương chiếm lĩnh thị trường. Người nắm giữ sáng chế sẽ có cơ hội khởi nghiệp, kinh doanh, tạo ra việc làm mới, tìm kiếm lợi nhuận cao nhất và qua đó tiếp tục nâng cao năng lực nghiên cứu phát triển của mình. “Để đưa các tài sản trí tuệ nói chung và sáng chế nói riêng đi vào cuộc sống, TP HCM cam kết sẽ đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm và hoạt động khởi nghiệp sáng tạo”, ông cho biết.

Còn theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ – Trần Văn Tùng, cần quan tâm đến các nhà sáng chế nhiều hơn để họ tiếp tục góp phần chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ phương thức nghiêng về nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị… sang giai đoạn có thể dùng các quyền sở hữu trí tuệ để kiến tạo thị trường riêng cho mình. Qua đó, thu hút đầu tư về phía mình thông qua các phương thức kinh doanh tài sản trí tuệ hiện đại như đầu tư, góp vốn bằng tài sản trí tuệ hoặc cấp bằng quyền sở hữu trí tuệ…

Viễn Thông | Theo Vnepxress

Xem thêm: Bản quyền và quyền sở hữu trí tuệ: Nhiều thách thức trước hội nhập

Từ khóa: sở hữu trí tuệ
ShareShare

Tibi Nguyen

BÀI HAY NÊN XEM

5 vấn đề pháp lý cần biết khi quyết định khởi nghiệp kinh doanh
Luật Doanh nghiệp

5 vấn đề pháp lý mà các nhà sáng lập cần chú ý khi khởi nghiệp

3 ngày ago
Khi các tập đoàn quốc gia khởi nghiệp tại một quốc gia mới có những khó khăn thách thức gì?
Doanh nhân

Khi các tập đoàn quốc gia khởi nghiệp tại một quốc gia mới có những khó khăn thách thức gì?

4 ngày ago
Alibaba dự định “chơi lớn” đầu tư 3 tỷ USD vào Grab
Câu chuyện khởi nghiệp

Alibaba dự định “chơi lớn” đầu tư 3 tỷ USD vào Grab

1 tuần ago
Nghỉ việc ở nhà chăm con, cựu nhân viên ngân hàng khởi nghiệp với 110 000 tư vấn viên
Câu chuyện khởi nghiệp

Nghỉ việc ở nhà chăm con, cựu nhân viên ngân hàng khởi nghiệp với 110 000 tư vấn viên

1 tuần ago
Tỷ phú trẻ nhất Ấn Độ: Học lập trình lúc 8 tuổi, 34 tuổi thành tỷ phú
Câu chuyện khởi nghiệp

Tỷ phú trẻ nhất Ấn Độ: Học lập trình lúc 8 tuổi, 34 tuổi thành tỷ phú

1 tuần ago
Để tăng tốc phát triển cho startup TP.HCM “hợp tác với” Israel
Câu chuyện khởi nghiệp

Để tăng tốc phát triển cho startup TP.HCM “hợp tác với” Israel

2 tuần ago
Xem thêm

BẢN TIN KHỞI NGHIỆP TRẺ

Đăng ký thành công

Có lỗi xảy ra

Bài nên xem

9 bí quyết nuôi dưỡng tinh thần khởi nghiệp cho con

9 bí quyết nuôi dưỡng tinh thần khởi nghiệp cho con

21/11/2017
Tổng hợp các cách quản lý fanpage 1 cách hiệu quả

Tổng hợp các cách quản lý fanpage 1 cách hiệu quả

17/10/2013
Launchpad Accelerator hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp

Launchpad Accelerator hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp

08/11/2017
Giá cước 3G trên di động ở Việt Nam thật sự “rẻ bèo”?

Giá cước 3G trên di động ở Việt Nam thật sự “rẻ bèo”?

11/05/2015
Chính sách mới – Chính sách Lương có hiệu lực thi hành từ tháng 7.2018

Chính sách mới – Chính sách Lương có hiệu lực thi hành từ tháng 7.2018

02/07/2018
Đừng đánh mất tuổi thơ của con cái chỉ vì chiếc điện thoại

Đừng đánh mất tuổi thơ của con cái chỉ vì chiếc điện thoại

08/02/2014
Startup 7 tuổi Gymshark tạo cơn địa chấn lăm le lật đổ cả 2 “ông già” Nike và Adidas

Startup 7 tuổi Gymshark tạo cơn địa chấn lăm le lật đổ cả 2 “ông già” Nike và Adidas

20/11/2019

Bài xem nhiều

  • 80% các CEO khởi nghiệp bằng nghề sale: Nếu mới đặt chân vào lĩnh vực này, đây là 5 bài học bạn nhất định cần biết - Ảnh 1.

    CEO là gì? CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO là gì? Có quyền hạn như thế nào?

    4 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Khởi nghiệp là gì? Startup là gì? 8 yếu tố mà người khởi nghiệp trẻ cần có

    209 shares
    Share 209 Tweet 0
  • Khởi nghiệp kinh doanh từ 2 bàn tay trắng, bạn cần gì?

    754 shares
    Share 754 Tweet 0
  • Đồng dao – Chú cuội ngồi gốc cây đa

    12 shares
    Share 12 Tweet 0
  • 20 ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên miền Trung

    1 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Báo cáo Hành vi Người tiêu dùng Online Việt Nam 2016

    5 shares
    Share 5 Tweet 0
  • 10 câu nói truyền cảm hứng cho các khởi nghiệp trẻ

    1 shares
    Share 0 Tweet 0
Khởi Nghiệp Trẻ ✅ Chuyên trang Khởi Nghiệp & Quản trị kinh doanh

Khởi Nghiệp Trẻ ✅ Chuyên trang Khởi Nghiệp & Quản trị kinh doanh: Nơi cung cấp các tin tức & kiến thức lĩnh vực khởi nghiệp, quản trị doanh nghiệp... Mọi thông tin liên lạc xin gửi về email [email protected]

Đặt link QC: [email protected]

Khởi nghiệp trẻ - Khởi nghiệp là gì? Startup là gì? - CEO là gì? - Khởi nghiệp Startup - Shop Japusan - Kỹ Năng Việt - Thể Thao Du Lịch - EZO Media - khởi nghiệp từ tay trắng - ý tưởng khởi nghiệp - ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh - thẻ căn cước công dân - Tư Duy Logic

© 2015 Khởi Nghiệp Trẻ - Một dự án của EZO MEDIA - Digital Marketing Agency.
Khoinghieptre.vn đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm, trong khi chờ xin giấy phép.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Khởi Nghiệp
    • Tin khởi nghiệp
    • Kiến thức khởi nghiệp
    • Câu chuyện khởi nghiệp
  • Quản trị
    • Quản trị kinh doanh
    • Kỹ năng nghề nghiệp
    • Kỹ năng sống
    • Kỹ năng mềm
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Thương mại
    • Thương mại điện tử
    • Nhân vật
      • Doanh nhân
      • Suy ngẫm
      • Góc nhìn
  • Marketing
    • Content Marketing
    • Email Marketing
    • Mobile Marketing
    • Phát triển Thương hiệu
    • Video Marketing
    • Social Media
      • Viral Marketing
      • Facebook Ads
      • Facebook Tips
      • Facebook Trends
  • Pháp lý
    • Luật Doanh nghiệp
    • PL cần biết
    • PL Đời Sống
  • Công nghệ
    • Kiến thức
    • Thủ thuật
    • Đánh giá

© 2015 Khởi Nghiệp Trẻ - Một dự án của EZO MEDIA - Digital Marketing Agency.
Khoinghieptre.vn đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm, trong khi chờ xin giấy phép.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In

BẢN TIN KHỞI NGHIỆP TRẺ - STARTUP VIỆT NAM

Đăng ký thành công

Có lỗi xảy ra