Theo nghiên cứu, 40% sự hạnh phúc mà chúng ta trải nghiệm là kết quả của trạng thái nội tâm của chính mỗi người. Không phụ thuộc vào sự giàu có hay thành công, hạnh phúc xuất phát từ chính tinh thần của chúng ta.
- 20 câu nói hay đầy cảm hứng, giúp bạn lấy lại niềm tin và động lực
- Chiến lược gì giúp doanh nhân biến nỗi sợ thất bại thành động lực
- 8 tác nhân tiêu cực giảm động lực làm việc của nhân viên
Ai mà chẳng muốn có một cuộc sống hạnh phúc và một công việc thuận lợi? Ngay cả những người luôn trong trạng thái chán nản thì sâu bên trong họ, mong muốn hạnh phúc vẫn luôn thường trực.
Các nhà khoa học đã chỉ ra, hạnh phúc là kết quả của cả môi trường và do chính bản thân chúng ta. Mỗi người chúng ta sở hữu một sự kết hợp độc đáo về hệ thống dây thần kinh và kinh nghiệm sống – người ta tin rằng khoảng 40% hạnh phúc chúng ta trải nghiệm nằm trong tầm kiểm soát, là kết quả của trạng thái nội tâm của chính mỗi người.
Trong cuốn sách “Stay Hungry & Kick Burnout at Butt”, Tiến sĩ Steven Berglas – cựu giảng viên tại Khoa Tâm thần của Trường Y khoa Harvard, và một chuyên gia tâm lý làm việc với một số công ty thành công nhất hiện nay – nêu rõ cách tiếp cận để tối đa hóa hạnh phúc mà chúng ta trải nghiệm trong công việc và cuộc sống.
Theo tiến sĩ Berglas, lý do mà chúng ta theo đuổi hạnh phúc rất đơn giản. Thậm chí từ 2.000 năm trước, chính Aristotle cũng đã từng thốt lên:
“Hạnh phúc là ý nghĩa và mục đích của cuộc sống, là toàn bộ đích đến cho sự tồn tại của loài người”.
Để gặt hái hạnh phúc, bạn không cần và cũng không nên tranh đấu. Nhưng lại có một bí quyết đáng kinh ngạc mà Tiến sĩ Berglas đã tiết lộ trong cuốn sách của mình, đó chính là sở hữu tinh thần của một doanh nhân.
“Không phải ngẫu nhiên mà các doanh nhân đều có cuộc sống hạnh phúc hơn hầu hết chúng ta. Một nghiên cứu trên 11.000 sinh viên tốt nghiệp MBA Wharton được tiến hành bởi hai giáo sư Wharton, Ethan Mollick và Matthew Bidwell, tiết lộ rằng những người sau tốt nghiệp rồi trực tiếp thực hành điều hành một doanh nghiệp có cuộc sống hạnh phúc hơn những người không theo đuổi sự nghiệp đó. Đáng ngạc nhiên là mức độ hạnh phúc không phụ thuộc hoàn toàn vào số tiền họ kiếm ra”.
Nhưng không phải chỉ những doanh nhân mới có cuộc sống hạnh phúc đâu nhé. Bạn cũng không cần phải là chủ một doanh nghiệp start-up thì mới được coi là có tinh thần kinh doanh. Theo tiến sĩ Berglas, bạn chỉ cần “thức dậy vào buổi sáng với một niềm đam mê và động lực cho ngày dài phía trước”.
“Hãy cứ khát khao. Hãy cứ khờ dại”. Đây chính là triết lý sống của Steve Jobs và cũng là “kim chỉ nam” cho rất nhiều doanh nhân trẻ trên con đường tìm kiếm cuộc sống hạnh phúc và sự nghiệp vững vàng. Các doanh nhân đích thực là những người luôn “khát khao”, luôn có cách để theo đuổi thành công dù không thể tưởng tượng nổi và đều mong muốn đem lại một xã hội tốt hơn.
Hãy thử đặt câu hỏi: Điều gì là động lực của bạn? Điều gì khiến bạn khao khát thành công và có thể làm mọi điều dù trước đây chưa từng nghĩ tới? Bạn định làm gì để cải thiện cuộc sống của những người xung quanh cũng như góp phần xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn?
Sự nhàn rỗi, không có mục tiêu sẽ không bao giờ khiến bạn hạnh phúc. Bạn sẽ chỉ có được hạnh phúc thực sự khi làm việc, nỗ lực vì một mục tiêu nào đó. Hãy cố gắng tìm câu trả lời cho những câu hỏi đó, và bạn sẽ dần cảm nhận được hạnh phúc đến gần.
Theo Minh An
Xem thêm: