Bài học vỡ lòng dành cho ai muốn làm việc cho một Startup: “Khi bạn gia nhập một doanh nghiệp startup, đừng hỏi mình ở vị trí, vai trò hay chức vụ nào. Hãy chuẩn bị sẵn sàng làm việc ở bất cứ vai trò gì, miễn là nó giúp công ty phát triển”.
Thành viên hội đồng quản trị mới nhất của Paytm, Ruchi Shanghvi là người chẳng xa lạ gì với các công ty có tăng trưởng cao chót vót. Với sơ yếu lí lịch có kinh nghiệm làm việc tại Facebook và Dropbox, Sanghvi chính là một tay lão làng ở Thung lũng Silicon. Cô cũng khá quen thuộc với các vấn đề mà doanh nghiệp startup mắc phải.
Đó là lí do Sanghvi bỏ việc ở Dropbox, công ty cuối cùng của cô vào cuối năm 2013. “Tôi đã ở trong thế giới startup trên 10 năm, luôn phải làm việc 24/7 và bây giờ tôi muốn bước lùi lại để quan sát những điều xảy ra xung quanh mình”, cô chia sẻ.
“Hiện vẫn còn những bộ tộc ăn thịt người ngoài kia.” Cô nói thêm. Sanghvi mang theo nhiều thùng carton chứa gạo, thuốc lá… dùng để thanh toán cho những người cô đi nhờ trong chuyến du lịch khám phá bản thân sau khi nghỉ Dropbox.
Cô cũng tranh thủ phát hiện và trau dồi một vài sở thích trong chuyến du lịch của mình. “Tôi có thêm sở thích mới là lướt sóng trong thời gian tôi ở Bali, bắt đầu tập yoga đều đặn hơn và chơi tennis.” Cô nói. Về phần công việc, cô vẫn chưa quyết định sẽ làm gì tiếp theo. “Nếu biết thì tôi đã làm rồi. Đây đúng là một câu hỏi đánh đố. Dù vậy tôi khá hứng thú với hệ gen và đang học thêm kiến thức về lĩnh vực này, thậm chí tôi đã nộp đơn ứng tuyển vào một vài công ty. Nhưng khá khó để tìm vị trí thích hợp vì tôi không có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sinh học phân tử. Tuy nhiên rốt cuộc tôi cũng đầu tư vào một vài công ty nghiên cứu hệ gen, chẳng hạn như Color.” Cô chia sẻ.
Ruchi Sanghvi trong chuyến du lịch đến sông Amazon của cô
Sanghvi là một người yêu thích mạo hiểm. Sau khi tốt nghiệp Đại học Carnegie Mellon năm 2004, cô lên đường đến New York để làm công việc xây dựng thuật toán cho một công ty đầu tư chứng khoán phái sinh. Làm việc 100 giờ mỗi tuần trong một văn phòng vuông vức nhỏ xíu và không còn mấy thời gian dành cho nhiều việc khác đã làm thay đổi suy nghĩ của cô. Cô quyết định chuyển đến phía Tây mà không có công việc gì trong tay. “Thật khó khi bỏ việc mà không có việc khác trong tay.” Cô nói. “Vì là sinh viên có thị thực, nếu mọi chuyện không ổn, tôi sẽ phải quay về.” May mắn thay mọi việc đều suôn sẻ, điểm dừng chân đầu tiên của cô là Oracle và sau đó là Facebook.
Gia nhập Facebook
Khi Sanghvi đến phỏng vấn ở Facebook vào mùa hè năm 2005, văn phòng của mạng xã hội này chỉ là một nơi tạm bợ, nằm trên một nhà hàng Trung Hoa tại Palo Alto với vách tường đầy hình vẽ graffiti. Một bảng đen ở lối vào đăng quảng cáo tuyển dụng vị trí kỹ sư. Có rất nhiều người làm việc trong văn phòng và đa số họ là sinh viên. Cô nhớ rằng rất khó phân biệt ai đang làm việc và ai không.
Nhưng điều không lẫn vào đâu được chính là nguồn năng lượng tràn ngập khắp căn phòng. Ngày phỏng vấn đó, cô đến văn phòng vào buổi trưa và người phỏng vấn cô vẫn chưa có mặt. Một giờ sau, cuối cùng Mark Zuckerberg cũng tới, anh ta phỏng vấn cô trong vòng một tiếng rưỡi. “Anh ấy (Mark) hỏi tôi những câu đại loại như nếu bạn có thể mang theo hai vật khi leo lên đỉnh Everest, chúng sẽ là vật gì. Nhưng việc của anh ấy là giúp tôi không ngồi không nhàm chán.” Cô nói. Người phỏng vấn thật sự của cô đến 3 giờ chiều mới tới.
Sáng lập Cove
Sanghvi nghỉ việc ở Facebook năm 2010. Một phần là vì trực tiếp làm việc với các bộ phận sản phẩm, bảo vệ quyền riêng tư và các quy trình xử lý hồ sơ trong thời gian đầu khiến cô nhận ra niềm đam mê của mình bị lung lay bởi công việc nhàm chán. Một phần là vì ở tuổi 29 cô lo rằng mình đã quá trưởng thành và về sau, có thể cô không còn nghị lực hay đam mê như lúc này nữa.
Đó chính là tuyển dụng. Theo nhiều khía cạnh, cô chỉ ra rằng đây là một trong những bài học vỡ lòng cho những người muốn khởi nghiệp. “Khi bạn gia nhập một doanh nghiệp startup, đừng hỏi mình ở vị trí, vai trò hay chức vụ nào. Hãy chuẩn bị sẵn sàng làm việc ở bất cứ vai trò gì, miễn là nó giúp công ty phát triển.” Cô nói.
Kinh nghiệm cũng nhắc nhở cô rằng đừng bao giờ quan tâm đến bằng MBA. “Tôi nghĩ bạn học tập được nhiều nhất khi làm việc.” Cô nói “Ngoài ra, mọi việc còn phụ thuộc vào điều bạn muốn sau khi có được tấm bằng MBA. Nếu đó là thành lập một công ty hay giữ vai trò quản lý, tôi đều đã làm được. Sau khi làm việc ở hai công ty có chỉ số tăng trưởng cao vọt, tôi nghĩ kinh nghiệm là người thầy tốt nhất.”