Khởi nghiệp là gì? Startup là gì? 8 yếu tố mà người khởi nghiệp trẻ cần có
Khởi nghiệp là gì? Startup là gì? Khởi nghiệp có phải là Startup? 8 yếu tố mà người khởi nghiệp trẻ cần có là gì? Hãy cùng Khởi Nghiệp Trẻ đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Với những ai đang nhen nhóm cho mình mục tiêu khởi nghiệp, sẽ khó tránh khỏi việc nhầm lẫn giữa những khái niệm như Khởi nghiệp là gì? Startup là gì? Khởi nghiệp có phải là Startup? Đâu là những yếu tố mà người khởi nghiệp trẻ cần có? Những câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng vẫn còn nhiều người bị nhầm lẫn. Việc này dễ khiến mục tiêu kinh doanh của bạn bị chệch khỏi con đường ban đầu.
Khởi nghiệp và Startup là hai khái niệm dễ bị nhầm lẫn là một. Song nếu nghiêm túc tìm hiểu, ta sẽ thấy sự so sánh giữa khởi nghiệp và startup là so sánh khập khiễng vì hai điều này không hề giống nhau.
- 10 bài học hữu ích dành cho những người sắp khởi nghiệp kinh doanh
- Startup giai đoạn đầu cần có ba yếu tố kiến tạo nào?
Khởi nghiệp là gì?
Khởi nghiệp (khởi nghiệp kinh doanh) là khi bạn muốn làm chủ công việc và tài chính của mình. Bạn có ý định kinh doanh bằng việc tự cung cấp, phát triển hoặc là mua bán một sản phẩm (dịch vụ) nào đó.
Khởi nghiệp kinh doanh có thể là bạn tự mở cho mình một cửa hàng bán đồ ăn, mỹ phẩm,… hay mở trang trại trồng cây, chăn nuôi, mở xưởng sản xuất mặt hàng nào đó hay đơn giản hơn là lấy hàng từ nhà phân phối và bán chúng lại cho người tiêu dùng.
Khởi nghiệp cũng có nghĩa là bạn tạo ra giá trị có lợi cho người cho xã hội hoặc nhóm khởi nghiệp, cho các cổ đông của công ty, cho người lao động, cho cộng đồng và nhà nước. Khởi nghiệp bằng việc thành lập doanh nghiệp sẽ tạo tăng trưởng kinh tế và dưới một góc độ nào đó sẽ tham gia vào việc phát triển kinh tế và xã hội.
Startup là gì?
Startup là một khái niệm quen thuộc trên thế giới nhưng lại khá mới và phổ biến ở Việt Nam. Trong những năm gần đây, Startup dần trở thành xu hướng được nhiều người theo đuổi.
Startup theo định nghĩa của Đồng Giám đốc điều hành của Warby Parky – Neil Blumenthal nói trên tạp chí Forbes:
“A startup is a company working to solve a problem where the solution is not obvious and success is not guaranteed.” (Tạm dịch: Startup là một công ty hoạt động để giải quyết những vấn đề mà có giải pháp không chắc chắn và không đảm bảo thành công).
Có thể thấy, Startup là một danh từ để chỉ doanh nghiệp đang ở giai đoạn đầu của việc phát triển kinh doanh. Những dự án kinh doanh này thường được khởi đầu bởi 1-3 người sáng lập, những người tập trung vào việc tận dụng nhu cầu thị trường bằng việc phát triển một số sản phẩm, dịch vụ hoặc một công nghệ nào đấy khả thi.
Khi mới bắt đầu thành lập, các công ty thường đi kêu gọi tài trợ góp vốn từ một doanh nghiệp, một nhà đầu tư mạo hiểm, hoặc vay một khoản tiền để giúp công ty có số vốn để phát triển kinh doanh. Một ví dụ điển hình có thể thấy là chương trình thực tế Shark Tank – Thương vụ bạc tỷ, những người tham gia chính là các startup.
Startup còn được gọi với tên khác là Khởi nghiệp sáng tạo, dành cho những người thích đột phá ở những lĩnh vực mới. Đồng nghĩa với việc, Startup là công việc có độ rủi ro cao và không chắc chắn. Dù vậy, vẫn có những startup thành công và trở thành động lực thúc đẩy các bản trẻ theo đuổi công việc này.
Sự khác nhau giữa khởi nghiệp và startup
Startup có thể là khởi nghiệp nhưng khởi nghiệp chưa chắc là startup. Khởi nghiệp và startup có thể giống nhau ở chỗ cùng bắt đầu với yếu tố “con người” để tạo ra một giải pháp thỏa mãn nhu cầu nào đó từ bàn tay trắng, cùng có mục đích giải quyết nó để thu về doanh thu và lợi nhuận.
Tuy nhiên, startup là một danh từ như là một tổ chức, còn khởi nghiệp thì lại là một động từ để phát triển kinh doanh. Vậy nên các sản phẩm của startup không phải là bản thân startup mà giống như là một sản phẩm của doanh nghiệp.
Tóm lại, trong khi “khởi nghiệp” là khái niệm chỉ việc bắt đầu tạo dựng công việc, sự nghiệp riêng thì “startup” là một trong những loại hình, cách thức mà người ta có thể lựa chọn để “khởi nghiệp”.
- Xem thêm: Học khởi nghiệp qua 8 bước đơn giản
8 yếu tố mà người khởi nghiệp trẻ cần có để thành công
Năng lực sáng tạo không giới hạn
Như đã nói, startup là khởi nghiệp sáng tạo. Vì vậy, bản thân người startup cũng phải là người có sức sáng tạo vượt bậc. Sáng tạo cho phép bạn tạo nên sự khác biệt giữa thương hiệu của mình với các đối thủ cạnh tranh. Người sáng tạo sẽ nhìn ra được điều mà người khác không thấy, tìm ra những nhu cầu chưa được đáp ứng, hiểu được thị trường và tạo ra kế hoạch kinh doanh đặc biệt riêng cho startup của mình.
Sáng tạo trong khởi nghiệp không có nghĩa là bạn phải kinh doanh những sản phẩm chưa ai biết đến, phải phát minh ra một thứ gì đó mà là tạo nên sự đột phá và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của bạn.
Chính sự khác biệt trong sản phẩm bạn cung cấp sẽ giúp thương hiệu của bạn tồn tại trên thương trường khốc liệt. Thay vì giành miếng bánh với những “gã khổng lồ” có quá nhiều năm kinh nghiêm và nguồn lực mạnh, hãy tìm cho mình một miếng bánh mới và trở thành người tiên phong.
Có vốn khởi nghiệp kinh doanh
Bạn không thể “tay không đánh giặc”, khởi nghiệp kinh doanh cũng vậy. Tiền không phải là tất cả những tiền chắc chắn sẽ giúp bạn thực hiện hóa mục tiêu trên giấy của mình. Trước khi bắt đầu khởi nghiệp, hãy dành thời gian gây dựng cho mình một số vốn nhất định.
Sự kiên trì – không bỏ cuộc
Khởi nghiệp nghĩa là bạn phải đối mặt với rất nhiều rủi rò. Bạn có thể thất bại bất cứ lúc nào. Nhưng những người kiên trì, vẫn tiếp tục đứng dậy thực hiện ý tưởng của mình thì sẽ có khả năng thành công.
Thực tế đã chứng minh rằng những doanh nhân khởi nghiệp thành công là những người có tinh thần quyết tâm cao hơn những người bình thường để vượt qua những trở ngại, có sự đam mê và kiên trì vượt trội để có thể nhanh chóng đứng lên từ những thất bại.
Kỹ năng cơ bản về kiến thức chuyên môn
Có kiến thức chuyên môn, kỹ năng cơ bản, hiểu được lĩnh vực mà mình muốn kinh doanh sẽ giúp tăng cơ hội thành công của bạn. Ví dụ: bạn muốn trở thành một nhà kinh doanh thời trang lớn bạn cần có những kiến thức cơ bản gu thẩm mỹ, thời trang, nắm được xu hướng thời trang, về bán hàng,…
Việc hiểu biết các kiến thức cơ bản, chuyên môn trong lĩnh vực mình hoạt động hay nhiều khía cạnh khác nhau trong doanh nghiệp như sản phẩm, nhân lực, công nghệ, thị trường, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan là một bước đệm quan trọng giúp bạn tránh khỏi sự thất bại trong việc thiếu chuyên môn và những lí do ngoài ý muốn. Vì thế nếu bạn có ý định khởi nghiệp trước tiên hãy trang bị đầy đủ cho mình những kiến thức này.
Kỹ năng tìm hiểu và nghiên cứu thị trường
“Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”, hiểu rõ mình chưa đủ, hãy hiểu rõ cả đối thủ. Nghiên cứu thị trường tiềm năng sẽ cung cấp cho startup có những thông tin quan trọng về lĩnh vực thị trường mà mình hoạt động. Ngoài ra, việc này giúp khởi nghiệp kinh doanh và phát triển kế hoạch kinh doanh; dễ dàng thích ứng với những biến động của thị trường trong tương lai. Những yếu tố cần được ưu tiên khi nghiên cứu thị trường sẽ là:
- Xu hướng phát triển thị trường, mức độ hấp dẫn, mức độ cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng, xu hướng bán hàng
- Kiểm tra hồ sơ các đối thủ cạnh tranh trực tiếp – gián tiếp và đối chiếu với doanh nghiệp mình
- Phân tích nhân khẩu học của khách hàng, vị trí địa lý, khách hàng điển hình, khách hàng tiềm năng.
Kỹ năng quản lý tài chính
Quản lý tài chính bao gồm từ việc lập kế hoạch sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả, đảm bảo dự án đi đúng kế hoạch và mục tiêu đề ra, đồng thời phải theo dõi và điều chỉnh đúng lúc, quản lý quá trình thu chi, công nợ của khách hàng, đối tác,…
Quá trình startup sẽ cần một lượng tiền nhất định để xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư nhân lực khi chưa thể hoạt động để có doanh thu ngay được. Do đó, bạn có kỹ năng quản lý tài chính sẽ giúp bạn sử dụng ngân sách hợp lý và tiết kiệm trong giai đoạn đầu cũng như trong suốt quá trình phát triển sau này của doanh nghiệp khởi nghiệp.
Kỹ năng ủy quyền – giao quyền
Ủy quyền liên quan tới việc phân bổ trách nhiệm cho mọi người để hoàn thành công việc. Điều kiện lý tưởng mà bạn muốn đạt được là khi các nhân viên của bạn có thể thực hiện được tất cả các hoạt động hàng ngày trong doanh nghiệp mình.
Ủy thác một cách hiệu quả sẽ giúp đạt được sự cân bằng giữa hiệu quả quản lý và hiệu quả hoàn thành công việc của mọi người. Nhân tố chìa khóa là biết cách làm sao để doanh nghiệp của bạn làm việc cho mình, chứ không phải là bạn tất bật chạy theo quá trình hoạt động của doanh nghiệp mình.
Kỹ năng lập kế hoạch và xây dựng chiến lược
Lập kế hoạch và xây dựng chiến lược là một hoạt động rất quan trọng trong kinh doanh. Đây là quá trình xác định chiến lược, phương hướng cho công ty của bạn và quyết định việc phân bổ nguồn vốn cũng như nhân sự. Bí quyết ở đây là việc biết làm thế nào để dự kiến được khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai từ 3 đến 5 năm tới với kế hoạch kinh doanh chi tiết.
Không có công việc nào dễ dàng, không có con đường nào dễ đi. Khởi Nghiệp Trẻ tin rằng những điều này sẽ không thể làm khó bạn nếu bạn có nhiệt huyết và quyết tâm khởi nghiệp. Nếu bạn muốn khởi nghiệp thành công hãy không ngừng trau dồi và nỗ lực nhé!
BẢN TIN KHỞI NGHIỆP TRẺ
Đăng ký thành công
Có lỗi xảy ra