Khởi nghiệp nuôi côn trùng đất Bắc cựu luật sư thu tiền tỉ
- Khởi nghiệp nhà máy sản xuất gạo 9x thu chục tỷ mỗi năm
- 15 tuổi khởi nghiệp chăm sóc môi cô bé kiếm 3 tỷ/năm
- Bỏ việc khởi nghiệp trồng sim cử nhân thu đều tay 4 tỷ/năm
Vô tình bén duyên với khởi nghiệp nuôi côn trùng
Anh Lâm Ngọc Kiên (1988) hiện tại đang sinh sống tại Thường Tín, Hà Nội đã từng học tại trường Đại học Luật Hà Nội bắt đầu “bén duyên” với khởi nghiệp nuôi côn trùng từ năm 2010. Khi đó anh đã đi ăn món châu chấu với một người thân ở Hà Nội, từ đó anh tự hỏi rằng tại sao châu chấu lại được lòng những người tại quán trong khi loại côn trùng này rất nhiều ở cánh đồng.
Anh Kiên nói: “Nhận thấy nhu cầu về ẩm thực và ăn uống của người dân rất lớn nên tôi đã bắt tay vào nuôi các loại côn trùng phục vụ người mua. Ngay sau đó, tôi đã về nhà tìm tòi, nghiên cứu trên mạng và mua châu chấu về nuôi thử nghiệm nhưng đã thất bại do không biết cách nuôi và không có người chỉ dạy”.
Nói về những khó khăn trong quá trình khởi nghiệp nuôi côn trùng, bò sát, anh Kiên cho biết, đối với mỗi loài nó có một tập quán sinh sống, chế độ thức ăn khác nhau. Để có được thành quả như hiện nay, anh Kiên đã phải tốn khá nhiều tiền bạc vào những sai lầm trước đó.
Anh Kiên tâm sự: “Tôi đã phải mất 1 năm trong thất bại vì không nắm rõ được cách cho ăn, đặc tính phát triển, môi trường sống của chúng”.
Khó khăn tiếp theo anh Kiên gặp phải đó là vấn đề tìm đầu ra cho sản phẩm, anh kể lại khi đó anh đã không biết bán dế cho ai và bán đi đâu. Anh Kiên đã từng phải mang dế đi rao bán rong tới các cửa hàng chim cảnh, quán bia…, thậm chí đi biếu với mục đích phủ thương hiệu.
Bên cạnh đó, anh Kiên cũng nhận không ít lời chê từ bạn bè nói anh điên khùng. Những những lời nói từ bạn bè không khiến anh Kiên nhụt chí ngược lại anh còn tiếp tục theo đuổi nghề. Sáng đi học, chiều về anh lại cho dế ăn và tìm hiểu tập tính của loại côn trùng này.
Sau thời gian quảng cáo thương hiệu, nhiều dân buôn biết đến anh, đôi bên kết nối để cùng hợp tác. Nhận thấy thị trường khá tiềm năng, anh “đánh liều” vay mượn tiền của người thân thuê căn nhà 3 tầng rộng khoảng 60m2 làm “trang trại” nuôi côn trùng. Anh suy nghĩ, một mình anh không thể làm được nên đã liên kết với người dân để cùng phát triển. Nhiều lúc, nguồn cung không đủ cầu.
Năm 2013, anh quyết định mở rộng trang trại hơn nữa. Được sự giới thiệu của người quen, anh tìm đến xã Văn Bình và chọn làm nơi xây dựng trang trại, tạo dựng thương hiệu.
So với chăn nuôi và trồng trọt truyền thống, hiệu quả từ việc nuôi những con côn trùng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Thức ăn của những con dế thái rất đặc biệt, hầu như chúng chỉ ăn những lá rau được trồng hữu cơ sạch 100% không có phân bón hay chất hóa học.
Theo chia sẻ của anh Kiên, do đường ruột của dế thái rất nhạy cảm, nếu ăn phải rau bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật hay chất hóa học sẽ khiến dễ chết chỉ sau vài phút. Ngoài bột cám, rau rạch là yếu tố quyết định sự sống còn và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của loại côn trùng này.
Anh Kiên cho biết: “Khi dế được ăn rau sẽ phát triển nhanh, sức đề kháng và chất lượng của con dế sẽ tốt hơn”,
Điều đặc biệt tiếp theo tại mô hình nuôi dế của anh Kiên đó là, những con dế không được uống nước trực tiếp mà thay vào đó là dế sẽ ăn hoàn toàn bằng rau xanh. Theo lý giải của chủ trang trại, việc làm này sẽ giúp hạn chế tối đa việc xảy ra dịch bệnh.
Anh Kiên tiết lộ: “Theo thông thường như những người nuôi dế khác, khi dế ăn cám thì sẽ phải cho uống nước. Nhưng tôi nhận ra rằng, khi dế uống nước, chân của chúng sẽ bị dính nước sau đó lại ăn cám sẽ dẫn tới việc cám bị mốc khiến dế sẽ bị tiêu chảy. Vì thế, khi sử dụng rau thay thế nước uống tôi có thể quản lý được nguồn nước đã có sẵn trong rau xanh”.
Không chỉ giúp dế khỏe mạnh, việc sử dụng rau xanh thay cho nước cũng giúp anh Kiên tiết kiệm được nhiều chi phí mua thức ăn cho dế. Ông chủ trang trại dế cho biết đang thực hiện mô hình tự trồng, tự làm. Đó là tự trồng rau, tự quản lý rau và tự cho ăn.
Có thể nói, việc làm này sẽ giúp anh Kiên kiểm soát được các nguồn dịch bệnh có thể lây lan từ đường ăn uống của dế. Ngoài ra, anh Kiên còn có thể tiết kiệm được 30% – 40% nguồn chi phí về thức ăn và nước.
Trước đây, anh Kiên chủ yếu nuôi dế thái nhưng nhận thấy vòng đời loài côn trùng này rất ngắn chỉ từ 65 – 70 ngày nếu không bán được sẽ rất lãng phí. Từ đó, anh Kiên lại quyết định nuôi thêm nhiều loại bò sát, côn trùng khác và lấy chính nguồn dế dư thừa để làm thức ăn cho chúng.
Hiện tại, ở mô hình của anh Lâm Ngọc Kiên ngoài nuôi dế, anh còn nuôi cả tắc kè, thằn lằn, cà cuống, thậm chí là cả bọ cạp với số lượng lên tới hàng trăm nghìn con.
Để nuôi được một con tắc kè bán ra thị trường sẽ phải mất thời gian ít nhất 6 tháng trở lên với giá hơn 500.000 đồng/con 2 lạng, tắc kè càng lớn giá trị càng cao. Sau khi trừ chi phí, anh Kiên thu về 1 tỷ đồng/năm.
Từ mô hình khởi nghiệp nuôi côn trùng, mỗi tháng anh Kiên xuất bán ra được khoảng 4 tấn côn trùng, bò sát các loại. Ngoài ra, anh cũng đã liên kết cung cấp con giống, hướng dẫn quy trình nuôi và bao tiêu sản phẩm đầu ra với hơn 300 hộ dân từ Quảng Trị trở ra.
Chưa hài lòng với thành quả hiện tại, hiện anh Kiên đang tiếp tục nghiên cứu và sản xuất tinh bột dế cũng như các sản phẩm từ nguyên liệu này để hướng tới và phục vụ phân khúc khách hàng cao cấp hơn.
Nguồn tổ quốc
BẢN TIN KHỞI NGHIỆP TRẺ
Đăng ký thành công
Có lỗi xảy ra