Từ lâu tôi đã ấp ủ một tài liệu chi tiết cho những ai bắt đầu tìm hiểu về kiến thức SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) từ chưa biết đến “Lão làng”, từ SEO cơ bản đến nâng cao.
Và…
… mong muốn nó chỉ gói gọn trong 1 bài viết.
Bây giờ là lúc tôi sắp xếp 26 ký tự trong bảng chữ cái thành 26 bước tối ưu hóa công cụ tìm kiếm theo các cấp độ từ cơ bản đến nâng cao để các bạn có thể theo dõi và ghi nhớ bài viết dễ dàng. Bắt đầu từ chữ A nhé!
A – Am hiểu các kiến thức cơ bản về SEO
Tôi còn nhớ ở khóa IM K56 (Digital Marketing tổng quan) có một buổi nói về SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), hầu hết những học viên đều ở mức độ quản lý. Tôi giảng một hồi mà cả lớp chả ai hiểu thẻ Meta Title, Meta Description là gì. Lúc đó tôi cũng hơi giật mình, nhưng rồi tôi nghĩ lại, nên giảng thế nào cho dễ hiểu nhất cho những người chưa biết gì về SEO.
Vậy là tôi chia ra 3 bước:
Bước 1: Cho họ xem Video về cách Google làm việc để xếp hạng 1 từ khóa trên công cụ tìm kiếm (Tất nhiên là bật chế độ dịch trên Youtube rồi).
Bước 2: Tiếp đến tôi cho họ xem những thành phần nào trên Website mà Google sẽ lấy để hiển thị.
Bất cứ 1 trang nào của bạn cũng cần tối ưu 3 yếu tố này, nhưng quan trọng nhất vẫn là 2 thẻ:
– Meta Title: Thẻ Meta tiêu đề của trang, Google sẽ lấy thông tin đó hiển thị cho tiêu đề kết quả tìm kiếm.
Ở VD ở hình ảnh trên thì thẻ Meta Title là: “Dich vu seo, Dịch vụ seo, Công ty Seo Vinalink”.
– Meta Description: Thẻ Meta mô tả của trang, sẽ được Google lấy để hiển thị mô tả cho kết quả tìm kiếm.
Ở VD hình ảnh trên thì thẻ Meta Description là: “Vinalink là công ty seo đầu tiên tại Việt nam cung cấp dịch vụ seo cho các thương hiệu lớn, báo điện tử theo quy trình ISO 9001:2008 với 12 năm kinh nghiệm.”
– URL hiển thị: Đó là đường dẫn mà Google hiển thị cho trang của bạn
Tối ưu ư?..
Chỉ cần có từ khóa trong 3 phần quan trọng đó là OK thôi mà.
Họ hỏi tôi: “Cách cho từ khóa vào thẻ Meta để tối ưu? Thẻ Meta tiêu đề và thẻ Meta mô tả ở đâu trên website?”
Mỗi 1 website thường có hệ thống quản trị (CMS) khác nhau, vì thế cách bố trí thủ công hay tự động phụ thuộc vào bộ Code của website đó. Nếu nói vậy họ sẽ không hiểu, tôi liền bật bộ CMS của tôi lên cho họ thấy, nhưng cũng chưa cải thiện được gì, mơ hồ đến… não lòng.
Tôi chợt nhớ, họ đang ở mức quản lý hoặc là một Newbie chưa biết gì về SEO
Bước 3: Yêu cầu họ cài đặt một công cụ chạy trên Google Chrome có tên gọi là SEO Site Tools, vì quản lý nên ta sẽ phải chú ý đến các thẻ Meta cho từng trang để có thể biết đội SEO của chúng ta đang làm gì cho những phần đó, nó có chứa từ khóa không? Nó có kích thích khách hàng Click không?…
Khi cài đặt xong công cụ phía trên, nó sẽ xuất hiện ở góc trên bên phải trình duyệt Chrome của bạn, lúc này bạn muốn xem bất cứ trang nào có thẻ Meta là gì thì chỉ cần gõ URL trang đó trên trình duyệt >> Click vào công cụ SEO Site Tools >> Chọn “Page Elements”.
Vẫn ở “Page Elements” bạn kéo xuống phía dưới sẽ biết các thẻ Heading của mình là gì.
Nếu thẻ Meta Title là TIÊU ĐỀ MẸ thì các thẻ Heading sẽ là TIÊU ĐỀ CON của Page, khuyến khích có các từ khóa liên quan ở thẻ Heading vì nó sẽ khiến Google hiểu rõ hơn chủ đề website của bạn.
Ở mức quản lý bạn nên cài ngay SEO Site Tools trên trình duyệt Chrome của mình để nắm rõ cách tối ưu cơ bản mà đội SEO của mình đang làm, để dễ dàng quản lý.
B – Biết về các kênh trong Digital Marketing
SEO sẽ nhàn hạ khi bạn biết Mix tất cả các kênh trong Digital Marketing để phục vụ nó. Thế mới nói, nếu làm việc mà cứ chăm chăm sản xuất nội dung, rải rắc link tùm lum, tạo site vệ tinh rác thì lương bạn thấp là chuyện dễ hiểu thôi ạ.
Bạn có biết viết Content thế nào để tăng lượng tương tác? Bạn có biết dùng Facebook để hỗ trợ SEO? bạn có biết Remarketing để không mất khách hàng? Bạn có biết dùng Email Marketing để giới thiệu các bài viết hay nhất của mình đến độc giả?…
C – Chăm chút cho từng kiến thức đã đọc được
Tôi còn nhớ lúc bắt đầu tìm hiểu về SEO, tối tối đi làm về là tôi đọc các kiến thức trên một số diễn đàn SEO trong nước, hoặc lên Google Search bằng những từ khóa ngô nghê như “Kiến thức SEO”, “SEO căn bản”,…
Đọc xong tôi thường Note lại trên con Blackberry 8820 cùi mía của mình…
Và tôi giữ thói quen trước khi đi ngủ, lôi cái Note đó ra đọc cho dễ ngủ.
D – Dấn thân vào việc thực hành SEO trên Website
Đọc kiến thức mới tối hôm trước thì sáng hôm sau tôi thực hành luôn trên Website của mình, cứ vậy, cứ vậy,…
Tôi yêu SEO từ lúc nào.
E – E ngại đối thủ là cách chúng ta tìm cách vượt họ
Những năm đầu tôi tìm hiểu vể SEO và làm SEO (2011-2012) thường vất vả nhất, đây giống như cuộc chạy đua vũ trang của Backlink vậy. Hồi đó đâu biết đến các kênh Digital Marketing hỗ trợ khác.
Tôi còn nhớ hồi tôi TOP1 từ khóa “May loc nuoc” cho trang Ohido.vn, đợt đó a @Minh Trần (Chuyên gia BĐS bây giờ) cũng làm dịch vụ SEO cho từ khóa đó. Anh có nói về cách a lên TOP1 từ khóa “May loc nuoc” là nói chuyện với tôi để tôi chỉ hết cách làm SEO cho a ấy (Thời đó dễ tin người, ông nào hỏi mình cũng giúp đỡ, Nick ảo thì ai mà kiểm tra). Thế rồi một ngày ổng lên TOP1, ông chia sẻ bí quyết trên ThegioiSEO, ông có nói “Muốn lên TOP1 từ khóa khó, hãy lân la làm quen với đối thủ để đối thủ truyền hết kinh nghiệm cho”.
Link bài viết chia sẻ trên Thegioiseo: http://www.thegioiseo.com/threads/chia-se-bi-quyet-seo-len-top-1-tu-khoa-kho-may-loc-nuoc.55170/
Tôi vô tình đọc được và có để lại Comment:
“E có tính chia sẻ cùng tất cả ae vì muốn các Seoer phát triển, ai hỏi e cũng trả lời, e ít dấu diếm, nhưng từ khi đọc bài này của bạn ý bên SEotopX thì e đã cho bạn ý ra đi trong vòng 1 nốt nhạc. E đã trở lại vị trí đầu tiên trong ngày bạn ấy đăng tin. E cũng đã nói với bạn ấy là từ khóa ấy, e chưa từng SEO, và nếu e làm SEO cho từ khóa đó thì bạn ấy ko dễ vượt mặt đâu.”
Có một niềm vui lạ kỳ khi bắt đầu thành ngôi sao…
Hồi đó còn không biết Duy bên Vinalink
Fan nữa này…
Và cuối cùng bác Minh Trần cũng thanh minh:
Cảm giác của tôi lúc đó chắc những ai làm SEOer đều hiểu!
Mới đi được 1/5 quãng đường của bài viết. Đến lúc nghỉ giải lao rồi ạ, các bạn nhớ đăng ký theo dõi Email để nhận được thông báo khi Update tiếp các phần sau nhé!
Giờ thì tôi phải chuẩn bị bài cho SEO VUA K84 của Vinalink tối nay rồi. Cuối tuần vui vẻ nhé các SEOer.
Chỉ còn 21 bước nữa là bạn thành Chuyên gia SEO rồi. Cố gắng theo sát cho hết nội dung bài viết nhé!
(Chờ UPdate…)
—
F – Fail là từ không một SEOer nào mong muốn
…
G – Giá trị đem lại cho khách hàng thông qua SEO
…
H – Hiểu về hành vi người dùng
…
I – Im lặng đến khi từ khóa lên TOP
…
J – JAV là cái chúng ta nên hạn chế khi “cày” SEO
…
K – Khách hàng đang ở đâu?
…
L – Liên kết vẫn là yếu tố quan trọng trong SEO
…
M – Mạng xã hội là thành phần không thể thiếu
…
N – Nội dung vẫn là VUA
…
O – Onpage là nền móng không thể tách rời nếu muốn thành công
…
P – Phải có cấu trúc website dễ dàng cho người sử dụng
…
Q – Quy trình SEO phải có Timeline chi tiết
…
R – Rong ruổi theo từng từ khóa mục tiêu
…
S – SEO là cuộc chiến về Traffic
…
T – Thành công sẽ đến với người có tư duy
…
U – Ung dung sáng tạo Big Content
…
V – Viết về những kiến thức giúp đỡ khách hàng
…
W – WC là nơi chúng ta giải tỏa xì-tress
…
X – Xích lại gần nhau
…
Y – Ý tưởng cho một nội dung tuyệt vời
…
Z – Zzz… nhớ ngủ đều giấc nhé các SEOer!
Lê Thanh Sang
SEO Manager Vinalink Media
*Nguồn bài viết: RankBrainO