Khởi Nghiệp Trẻ ✅ Chuyên trang Khởi Nghiệp & Quản trị kinh doanh
EZO Media - Đối tác Digital Marketing cho Startup Việt
  • Trang chủ
  • Khởi Nghiệp
    • Tin khởi nghiệp
    • Kiến thức khởi nghiệp
    • Câu chuyện khởi nghiệp
  • Quản trị
    • Quản trị kinh doanh
    • Kỹ năng nghề nghiệp
    • Kỹ năng sống
    • Kỹ năng mềm
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Thương mại
    • Thương mại điện tử
    • Nhân vật
      • Doanh nhân
      • Suy ngẫm
      • Góc nhìn
  • Marketing
    • Content Marketing
    • Email Marketing
    • Mobile Marketing
    • Phát triển Thương hiệu
    • Video Marketing
    • Social Media
      • Viral Marketing
      • Facebook Ads
      • Facebook Tips
      • Facebook Trends
  • Pháp lý
    • Luật Doanh nghiệp
    • PL cần biết
    • PL Đời Sống
  • Công nghệ
    • Kiến thức
    • Thủ thuật
    • Đánh giá
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Khởi Nghiệp
    • Tin khởi nghiệp
    • Kiến thức khởi nghiệp
    • Câu chuyện khởi nghiệp
  • Quản trị
    • Quản trị kinh doanh
    • Kỹ năng nghề nghiệp
    • Kỹ năng sống
    • Kỹ năng mềm
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Thương mại
    • Thương mại điện tử
    • Nhân vật
      • Doanh nhân
      • Suy ngẫm
      • Góc nhìn
  • Marketing
    • Content Marketing
    • Email Marketing
    • Mobile Marketing
    • Phát triển Thương hiệu
    • Video Marketing
    • Social Media
      • Viral Marketing
      • Facebook Ads
      • Facebook Tips
      • Facebook Trends
  • Pháp lý
    • Luật Doanh nghiệp
    • PL cần biết
    • PL Đời Sống
  • Công nghệ
    • Kiến thức
    • Thủ thuật
    • Đánh giá
No Result
View All Result
Khởi Nghiệp Trẻ ✅ Chuyên trang Khởi Nghiệp & Quản trị kinh doanh
Trang chủ Kinh doanh Thương mại

Kinh doanh ở Trung Quốc: 5 bài học từ Uber

bởi Tibi Nguyen
29/05/2018
min read8 min
0
0
Chia sẻ FacebookChia sẻ LinkedIn

Thị trường Trung Quốc đã là điểm đến và đang là “điểm ngắm” của rất nhiều công ty công nghệ nước ngoài, bao gồm cả những cái tên “khủng” như Apple, Facebook, Groupon. Với 1,3 tỷ dân – đông nhất thế giới, quốc gia này chắc chắn là một thị trường đầy tiềm năng cho bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào.

Bài liên quan

Covid-19 đã ngăn cản bước tiến thần tốc của chuỗi đồ uống ra sao?

Trong vòng 5 năm Fintech ở Đông Nam Á nhận được nhiều đầu tư khủng

Nhằm hoàn thiện hệ sinh thái dịch vụ Clever Group thâu tóm cMetric

  • 3 bài học khởi nghiệp kinh doanh thành công từ Uber
  • Những góc khuất đằng sau sự phát triển thần kỳ của Trung Quốc

%post_name% - %random%

Tuy nhiên, hiện thực hóa tiềm năng luôn là một bài toán hóc búa. Với thị trường Trung Quốc, việc giải bài toán này càng nan giải. Một bằng chứng vừa hiển hiện: Ứng dụng chia sẻ taxi đình đám Uber sau 2 năm dốc tiền đầu tư nhưng vẫn thua lỗ hàng tỷ USD, cuối cùng vừa phải chấp nhận bán mình cho đối thủ Didi Chuxing.

Theo biên tập viên C.Custer – người chuyên theo dõi thị trường Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ công cộng, môi trường, và công nghệ của trang Techinasia, Uber đã viết nên 5 bài học dành cho các doanh nghiệp nước ngoài đang có tham vọng tham gia thị trường này:

Buy JNews Buy JNews Buy JNews
QUẢNG CÁO

1. Chiến lược tấn công: Phải thật nhanh

Uber được sáng lập vào năm 2009 nhưng đến tận giữa năm 2013, Công ty mới bắt đầu thử nghiệm ở Trung Quốc và đến đầu năm 2014 mới chính thức ra mắt tại nước này. Trong khi đó, các đối thủ lớn nhất của Uber là Didi Dache và Kuaidi Dache (sau này sáp nhập lại với nhau) đều được sáng lập vào mùa Thu năm 2012 và có đến hơn 1 năm trời để xây dựng và phát triển thương hiệu, trước khi Uber kịp bành trướng tên tuổi và sức ảnh hưởng tại thị trường Trung Quốc.

Tuy nhiên, khó trách Uber ở điểm này, vì có một thực tế là, nếu một startup đã đạt được thành công nhất định trên quốc gia sở tại thì thường là sẽ có một hoặc nhiều startup khác của Trung Quốc cũng đang chạy mô hình kinh doanh tương tự trên quê hương họ. Trong trường hợp của Uber, họ có đến hàng tá đối thủ như vậy.

Có thể nói, trong vài năm qua, thị trường vốn dành cho startup tại Trung Quốc luôn rất dồi dào. Bất kỳ startup nào có triển vọng đều có thể được rót vốn để phát triển thật nhanh. Một tháng trước khi Uber chính thức ra mắt ở Trung Quốc, Didi đã có mặt ở hơn 30 thành phố. Sau khi Uber ra mắt được 2 tháng, Didi đã “phủ sóng” tổng cộng 178 thành phố. Hai tháng sau đó, Kuaidi Dache hiện diện ở 256 thành phố. Nói cách khác, Uber chưa kịp chính thức hoạt động tại Trung Quốc được 6 tháng, 2 đối thủ lớn nhất của họ là Didi và Kuaidi đã phát triển ở hàng trăm thành phố.

Có vẻ như Uber đã cố tình đi chậm lại để chờ cho nguồn vốn của các đối thủ cạn kiệt, nhưng tình huống này đã không xảy ra. Chỉ cần thị trường vốn mạo hiểm ở Trung Quốc vẫn giữ vững “phong độ”, các startup nước ngoài thật sự rất khó có thể cạnh tranh với những đối thủ nội địa ở đây. Nếu để cho các đối thủ startup Trung Quốc có cơ hội phát triển, đặc biệt là khi nguồn vốn đầu tư trên thị trường nước này đang dồi dào như hiện nay, “startup ngoại bang” sẽ nhanh chóng bị bỏ lại phía sau.

2. Chuẩn bị tiền bạc cho một cuộc chiến dài hơi

Nguồn vốn dồi dào của các đối thủ nội địa có thể khiến các đồng nghiệp nước ngoài của họ điêu đứng nếu không chuẩn bị thật nhiều tiền bạc để cạnh tranh đường dài.

Đó là điều đã xảy ra với Uber tại Trung Quốc. Sau khi Didi và Kuaidi sáp nhập lại thành Didi Chuxing (từng được gọi là Didi Kuaidi), họ đã có khả năng tham gia một “cuộc chiến tiền bạc” bất tận với Uber, đặc biệt là sau khi thu hút được một số vốn kỷ lục từ các nhà đầu tư giàu có. Theo Reuters, việc Didi Chuxing nhận được số vốn 1 tỷ USD từ Apple đã góp phần “đặt nền móng” cho sự thất bại của Uber ở Trung Quốc.

3. Chọn đúng đối tác

Đây là điều Uber đã làm đúng khi vận hành ở Trung Quốc, nếu không, Hãng đã không thể trụ vững đến tận năm 2016. Đây là điều các công ty nước ngoài nên học hỏi.

Khi Uber ra mắt tại Trung Quốc vào năm 2014, dịch vụ của Hãng chính là cơn ác mộng của các nhà cầm quyền Trung Quốc. Chính quyền ở đây không thích có bất kỳ sự kết nối nào giữa các doanh nghiệp nước ngoài và định vị GPS tại đất nước họ, và cũng không vui mừng khi có một “vị khách lạ” muốn cung cấp dịch vụ taxi “bất hợp pháp” trên khắp đất nước. Nếu không có một đối tác mạnh như gã khổng lồ tìm kiếm Baidu – đơn vị cung cấp cả giải pháp công nghệ lẫn giải pháp pháp lý thì Uber nhiều khả năng đã phải “cuốn gói” khỏi Trung Quốc ngay từ những ngày đầu.

Nhiều công ty nước ngoài sai lầm ở bước này và đã phải trả giá. Ví dụ như Groupon cũng muốn tấn công thị trường Trung Quốc bằng cách hợp tác với Tencent để ra mắt trang web bán phiếu giảm giá hằng ngày. Tuy nhiên, Tencent vốn đã sở hữu một công ty hoạt động trong lĩnh vực này rồi nên không đầu tư đúng mức cho “đứa con” mới và kết quả là Groupon Trung Quốc “sống ngắc ngoải” và không thể cạnh tranh với các đối thủ khác.

4. Duy trì sự tập trung

Nếu thất bại tại thị trường Trung Quốc, các công ty nước ngoài chỉ cần đơn giản là tiếp tục tập trung giữ vững phong độ. Google rời khỏi Trung Quốc, Facebook và Twitter bị cấm ở Trung Quốc, Uber Trung Quốc bị mua lại, nhưng họ vẫn tiếp tục phát triển tốt.

Các công ty nội địa ở Trung Quốc tham gia thị trường với tư thế “được ăn cả, ngã về không”. Họ phải giành chiến thắng tại thị trường nội địa để có thể tồn tại trước rồi mới tính chuyện lấn sân sang các nước khác.

Ngược lại, các công ty nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc phải chịu sự chi phối của công ty mẹ cũng như tình hình hoạt động ở nhiều thị trường khác. Áp lực tài chính từ các thị trường này có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các công ty nước ngoài tại Trung Quốc. Yếu tố này được cho là một phần lý do Uber Trung Quốc “bán mình”, nhằm giúp cho tình hình kinh doanh trên toàn cầu nói chung trở nên sáng sủa hơn, phục vụ cho mục tiêu IPO trong tương lai.

5. Biết khi nào nên từ bỏ

Đây lại là một điều nữa mà các nhà điều hành Uber đã làm tốt: nhận ra rằng dù sớm hay muộn thì “ván cờ” cũng sẽ chấm dứt với một kết quả không khả quan, do đó, họ đã tìm cách để không phải ra về tay không.

Không phải công ty nước ngoài nào ở Trung Quốc cũng làm được điều này. eBay đã không thể rời khỏi với cổ phần trong Alibaba, Google cũng không có cổ phần trong Baidu. Tuy nhiên, Uber lại có cổ phần trong Didi vì khi nhận ra thực tế sắp thua cuộc, Uber Trung Quốc vẫn ý thức được rằng mình vẫn còn là một đối thủ cạnh tranh với Didi (dù đang bị bỏ lại khá xa) và có thể tiến hành đàm phán với Didi.

Vẫn có khả năng Didi từ chối đàm phán nhưng điều đó đồng nghĩa với việc họ sẽ phải tiếp tục tiến hành “cuộc chiến tiền bạc” với Uber, và việc này dĩ nhiên khá tốn kém. Việc mua lại Uber Trung Quốc là lựa chọn đơn giản và có lợi hơn.

Đây là bài học mà các công ty công nghệ nước ngoài có thể học hỏi Uber: nếu nhận ra kết cục không khả quan bắt buộc phải xảy đến, tốt nhất là đưa ra quyết định từ bỏ và cố gắng có được một cái gì đó trước khi phải ngậm ngùi ra đi trong tình trạng trắng tay.

Bích Trâm | Theo Doanh Nhân Sài Gòn

Xem thêm: Khởi nghiệp Trung Quốc: “Mua” văn phòng với giá 1 ly cà phê

Từ khóa: khởi nghiệp trẻkinh doanhTrung QuốcUber
ShareShare

Tibi Nguyen

BÀI HAY NÊN XEM

Covid-19 đã ngăn cản bước tiến thần tốc của chuỗi đồ uống ra sao?
Doanh nghiệp

Covid-19 đã ngăn cản bước tiến thần tốc của chuỗi đồ uống ra sao?

6 ngày ago
Trong vòng 5 năm Fintech ở Đông Nam Á nhận được nhiều đầu tư khủng
Doanh nghiệp

Trong vòng 5 năm Fintech ở Đông Nam Á nhận được nhiều đầu tư khủng

7 ngày ago
Nhằm hoàn thiện hệ sinh thái dịch vụ Clever Group thâu tóm cMetric
Doanh nghiệp

Nhằm hoàn thiện hệ sinh thái dịch vụ Clever Group thâu tóm cMetric

1 tuần ago
Grab triển khai thử nghiệm dịch vụ thuê xe GrabBike kèm tài xế theo giờ ở TP HCM
Doanh nghiệp

Grab triển khai thử nghiệm dịch vụ thuê xe GrabBike kèm tài xế theo giờ ở TP HCM

1 tuần ago
Liệu Gojek đã thâu tóm được ví điện tử WePay của VCCorp chưa?
Doanh nghiệp

Liệu Gojek đã thâu tóm được ví điện tử WePay của VCCorp chưa?

1 tuần ago
Nền tảng điều vận xe trực tuyến EMDDI liên tục gọi vốn
Doanh nghiệp

Nền tảng điều vận xe trực tuyến EMDDI liên tục gọi vốn

2 tuần ago
Xem thêm

BẢN TIN KHỞI NGHIỆP TRẺ

Đăng ký thành công

Có lỗi xảy ra

Bài nên xem

4 điều về thực phẩm biến đổi gen, bạn nên biết

4 điều về thực phẩm biến đổi gen, bạn nên biết

02/01/2018
Khởi nghiệp từ hoa sen trắng cổ ở vùng đất Huế

Khởi nghiệp từ hoa sen trắng cổ ở vùng đất Huế

04/06/2020
Người giàu nhìn thế giới khác người nghèo thế nào

Người giàu nhìn thế giới khác người nghèo thế nào

14/10/2016
Viettel phải là trung tâm thúc đẩy khởi nghiệp

Viettel phải là trung tâm thúc đẩy, khuyến khích khởi nghiệp

18/12/2016
Việt Nam cảnh báo YouTube vì nhiều video phạm luật

Việt Nam cảnh báo YouTube vì nhiều video phạm luật

25/04/2017
Xu thế mới khởi nghiệp hướng đến công đồng

Xu thế mới khởi nghiệp hướng đến công đồng

30/03/2020
Startup bảo mật được Facebook mua lại nhằm bảo vệ người dùng

Startup bảo mật được Facebook mua lại nhằm bảo vệ người dùng

06/03/2020

Bài xem nhiều

  • 80% các CEO khởi nghiệp bằng nghề sale: Nếu mới đặt chân vào lĩnh vực này, đây là 5 bài học bạn nhất định cần biết - Ảnh 1.

    CEO là gì? CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO là gì? Có quyền hạn như thế nào?

    4 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Đồng dao – Chú cuội ngồi gốc cây đa

    12 shares
    Share 12 Tweet 0
  • Khởi nghiệp là gì? Startup là gì? 8 yếu tố mà người khởi nghiệp trẻ cần có

    209 shares
    Share 209 Tweet 0
  • Khởi nghiệp kinh doanh từ 2 bàn tay trắng, bạn cần gì?

    754 shares
    Share 754 Tweet 0
  • [Truyện tranh] Sự tích Chú Cuội cung trăng

    1 shares
    Share 1 Tweet 0
  • 20 ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên miền Trung

    1 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Báo cáo Hành vi Người tiêu dùng Online Việt Nam 2016

    5 shares
    Share 5 Tweet 0
Khởi Nghiệp Trẻ ✅ Chuyên trang Khởi Nghiệp & Quản trị kinh doanh

Khởi Nghiệp Trẻ ✅ Chuyên trang Khởi Nghiệp & Quản trị kinh doanh: Nơi cung cấp các tin tức & kiến thức lĩnh vực khởi nghiệp, quản trị doanh nghiệp... Mọi thông tin liên lạc xin gửi về email [email protected]

Đặt link QC: [email protected]

Khởi nghiệp trẻ - Khởi nghiệp là gì? Startup là gì? - CEO là gì? - Khởi nghiệp Startup - Shop Japusan - Kỹ Năng Việt - Thể Thao Du Lịch - EZO Media - khởi nghiệp từ tay trắng - ý tưởng khởi nghiệp - ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh - thẻ căn cước công dân - Tư Duy Logic

© 2015 Khởi Nghiệp Trẻ - Một dự án của EZO MEDIA - Digital Marketing Agency.
Khoinghieptre.vn đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm, trong khi chờ xin giấy phép.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Khởi Nghiệp
    • Tin khởi nghiệp
    • Kiến thức khởi nghiệp
    • Câu chuyện khởi nghiệp
  • Quản trị
    • Quản trị kinh doanh
    • Kỹ năng nghề nghiệp
    • Kỹ năng sống
    • Kỹ năng mềm
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Thương mại
    • Thương mại điện tử
    • Nhân vật
      • Doanh nhân
      • Suy ngẫm
      • Góc nhìn
  • Marketing
    • Content Marketing
    • Email Marketing
    • Mobile Marketing
    • Phát triển Thương hiệu
    • Video Marketing
    • Social Media
      • Viral Marketing
      • Facebook Ads
      • Facebook Tips
      • Facebook Trends
  • Pháp lý
    • Luật Doanh nghiệp
    • PL cần biết
    • PL Đời Sống
  • Công nghệ
    • Kiến thức
    • Thủ thuật
    • Đánh giá

© 2015 Khởi Nghiệp Trẻ - Một dự án của EZO MEDIA - Digital Marketing Agency.
Khoinghieptre.vn đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm, trong khi chờ xin giấy phép.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In

BẢN TIN KHỞI NGHIỆP TRẺ - STARTUP VIỆT NAM

Đăng ký thành công

Có lỗi xảy ra