Khởi Nghiệp Trẻ ✅ Chuyên trang Khởi Nghiệp & Quản trị kinh doanh
EZO Media - Đối tác Digital Marketing cho Startup Việt
  • Trang chủ
  • Khởi Nghiệp
    • Tin khởi nghiệp
    • Kiến thức khởi nghiệp
    • Câu chuyện khởi nghiệp
  • Quản trị
    • Quản trị kinh doanh
    • Kỹ năng nghề nghiệp
    • Kỹ năng sống
    • Kỹ năng mềm
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Thương mại
    • Thương mại điện tử
    • Nhân vật
      • Doanh nhân
      • Suy ngẫm
      • Góc nhìn
  • Marketing
    • Content Marketing
    • Email Marketing
    • Mobile Marketing
    • Phát triển Thương hiệu
    • Video Marketing
    • Social Media
      • Viral Marketing
      • Facebook Ads
      • Facebook Tips
      • Facebook Trends
  • Pháp lý
    • Luật Doanh nghiệp
    • PL cần biết
    • PL Đời Sống
  • Công nghệ
    • Kiến thức
    • Thủ thuật
    • Đánh giá
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Khởi Nghiệp
    • Tin khởi nghiệp
    • Kiến thức khởi nghiệp
    • Câu chuyện khởi nghiệp
  • Quản trị
    • Quản trị kinh doanh
    • Kỹ năng nghề nghiệp
    • Kỹ năng sống
    • Kỹ năng mềm
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Thương mại
    • Thương mại điện tử
    • Nhân vật
      • Doanh nhân
      • Suy ngẫm
      • Góc nhìn
  • Marketing
    • Content Marketing
    • Email Marketing
    • Mobile Marketing
    • Phát triển Thương hiệu
    • Video Marketing
    • Social Media
      • Viral Marketing
      • Facebook Ads
      • Facebook Tips
      • Facebook Trends
  • Pháp lý
    • Luật Doanh nghiệp
    • PL cần biết
    • PL Đời Sống
  • Công nghệ
    • Kiến thức
    • Thủ thuật
    • Đánh giá
No Result
View All Result
Khởi Nghiệp Trẻ ✅ Chuyên trang Khởi Nghiệp & Quản trị kinh doanh
Trang chủ Khởi Nghiệp | Startup Tin khởi nghiệp

Nhân viên khởi nghiệp Trung Quốc làm đến chết?

bởi Tibi Nguyen
30/01/2018
min read12 min
0
0
Chia sẻ FacebookChia sẻ LinkedIn

Bài liên quan

5 vấn đề pháp lý mà các nhà sáng lập cần chú ý khi khởi nghiệp

Khi các tập đoàn quốc gia khởi nghiệp tại một quốc gia mới có những khó khăn thách thức gì?

Alibaba dự định “chơi lớn” đầu tư 3 tỷ USD vào Grab

Nội dung bài viết:

  1. Giới trẻ thích làm việc dài?
  2. Cạnh tranh về giá cả và tốc độ
  3. Phong cách Thung lũng Silicon
  4. Vấn đề niềm tin

Andree Wu chỉ là thực tập sinh tại một công ty công nghệ khởi nghiệp (start-up) ở Thượng Hải tên Yitu Technology trong vài tháng, nhưng cô đã cảm thấy đó như nhà mình.

Không khí ấm áp, cô nói, có thể chơi đàn piano ngẫu hứng lúc nghỉ giải lao, tủ lạnh đầy thức uống và các loại đồ ăn nhẹ. Mỗi ngày, đầu bếp của văn phòng nấu món súp như ở nhà, đôi khi là súp thịt bò, lúc là súp đậu xanh.

Các nhân viên ở bộ phận Nghiên cứu và Phát triển, vốn phải làm việc trễ, có khi công việc kéo dài suốt đêm, thì còn có thêm “bữa ăn nhẹ” lúc 10 giờ khuya, cùng với một góc nhỏ có giường để chợp mắt.

Wu làm việc trong đội bán hàng của công ty, thường xuyên làm việc với thời gian dài, từ 9 rưỡi sáng đến 9 rưỡi tối.

Buy JNews Buy JNews Buy JNews
QUẢNG CÁO

Hôm tôi đến thăm văn phòng, cô quá buồn ngủ sau bữa trưa nên đã lui vào góc phòng chợp mắt, giày của cô xếp ngay ngắn cạnh nhau trên cầu thang dẫn lên chỗ nghỉ.

Nhưng Wu không hề than phiền. Sự cống hiến này luôn có trong lĩnh vực khởi nghiệp công nghệ ở Trung Quốc.

“Mọi người đều muốn hoàn thành công việc trước khi rời văn phòng,” Wu nói. “Mọi người làm việc chăm chỉ để tạo ra giá trị riêng. Chúng tôi có rất nhiều việc để làm nhưng lại không có nhiều nhân viên, vì thế mỗi người thường kiêm nhiệm nhiều việc.”

Nhân viên khởi nghiệp Trung Quốc làm đến chết?
Nhân viên có thể ngủ ngắn để lấy lại sức tại một khu vực có trang bị chỗ ngủ của công ty Yitu Technology. Ảnh: JUSTIN BERGMAN

Giới trẻ thích làm việc dài?

Làm việc thời gian kéo dài là phong cách sống ở Trung Quốc, dù trong ngành công nghiệp nào cũng vậy.

Theo ước tính của một nhà nghiên cứu từ Đại học Sư phạm Bắc Kinh, công nhân Trung Quốc làm việc khoảng 2.000-2.200 giờ mỗi năm, cao hơn rất nhiều so với các đồng nghiệp ở Hoa Kỳ (1.790 giờ/năm), Hà Lan (1.419 giờ/năm), Đức (1.371 giờ) và thậm chí Nhật Bản (1.719 giờ), theo số liệu của OECD.

Không phải người Trung Quốc nào cũng hài lòng với chuyện này.

Trong một video lan truyền trên mạng ở Trung Quốc mùa hè rồi, dàn hợp xướng nghiệp dư ở Thượng Hải đã có một ca khúc trào lộng, gọi tình trạng họ làm việc triền miên là “những chú chó làm thêm giờ” – một từ tiếng lóng chỉ dân văn phòng. Bài hát có tên “Cơ thể tôi đã rỗng rồi.”

“Ai cần ngủ? Thật phí thời gian!” họ hát. “Ai cần ăn khi PowerPoint chính là liều thuốc bổ?”

Thời giờ làm việc khắc nghiệt đã trở thành một vấn đề gây quan ngại, trong thực tế, khiến chính phủ Trung Quốc phải để mắt đến.

Một bài xã luận đăng hồi 2012 trên tờ báo quốc doanh China Daily nói rằng karoshi, một thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Nhật chỉ hiện tượng “chết vì làm việc quá sức”, giờ đã thành sự thật ở Trung Quốc, và nói luật lao động không bảo vệ đầy đủ quyền cho người lao động.

Một nghiên cứu năm 2014 về giờ làm việc của người Trung Quốc thậm chí còn cho thấy văn hóa làm việc quá giờ sẽ kìm hãm việc nước này trở thành một cường quốc trên thế giới.

Lai Desheng, hiệu trưởng trường kinh doanh thuộc Đại học Sư phạm Bắc Kinh, nói trong một hội thảo khi báo cáo này được công bố, rằng làm việc ngắn giờ hơn không chỉ tăng cường năng suất và sức khoẻ của nhân viên, mà còn “giúp đẩy nhanh tiến độ chuyển giao nền kinh tế từ ‘sản xuất ở Trung Quốc’ thành ‘sản xuất bởi Trung Quốc’.”

Nhân viên khởi nghiệp Trung Quốc làm đến chết?
Công ty Yitu Technology cố gắng tạo ra một văn hóa “một ngôi nhà ở xa nhà” với cây cảnh và bàn ăn chung. Ảnh: JUSTIN BERGMAN

Cạnh tranh về giá cả và tốc độ

Tuy nhiên, thay vì nghe theo lời khuyên trên, các công ty khởi nghiệp Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ, đang bắt nhân viên làm việc nhiều giờ hơn bao giờ hết.

Cung cấp bữa ăn khuya là một chuyện, nhưng với vài công ty, như công ty điện toán đám mây Baishan Cloud, từng được đưa tin cho thấy họ thậm chí đã lắp đặt cả giường ngủ để nhân viên có thể chợp mắt trong ngày hoặc ngủ qua đêm lại công ty.

Rất nhiều công ty khởi nghiệp theo chân công ty công nghệ khổng lồ Alibaba, nơi nhân viên cắm lều ngủ ngay trên sàn trong công ty trong ngày bán hàng trực tuyến lớn nhất trong năm, hay như công ty

Huawei, nổi tiếng từ ngày đầu vì “văn hoá chiếu”, một cụm từ dùng để chỉ mảnh chiếu mỏng mà các kỹ sư để sẵn dưới gầm bàn, phòng khi họ phải ở lại làm việc khuya.

Dĩ nhiên việc này không ngăn cản các quỹ đầu tư mạo hiểm vẫn rót tiền vào Trung Quốc, bất chấp quan ngại về tốc độ tăng trưởng chậm chạp của nền kinh tế.

Với tổng đầu tư vào Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục năm 2015, đạt 37 tỷ đô la Mỹ, theo hãng tin Bloomberg, gấp đôi năm trước đó, sự cạnh tranh trong ngành công nghệ càng trở nên khốc liệt.

Văn hoá công ty tại các công ty khởi nghiệp Trung Quốc thậm chí còn gây áp lực nặng nề hơn ở thung lũng Silicon, Gary Rieschel nói. Ông là nhà đồng sáng lập Hoa Kỳ của Quỹ Qiming Venture Partners, đầu tư vào hãng sản xuất điện thoại Xiaomi.

Một lý do cho việc này, theo ông, là với rất nhiều công ty khởi nghiệp công nghệ ở Trung Quốc, mô hình doanh nghiệp của họ không dựa vào một ý tưởng độc đáo nào mà là bắt nguồn từ một nơi khác, có thể là công ty Trung Quốc hoặc Hoa Kỳ.

Nhân viên khởi nghiệp Trung Quốc làm đến chết?
Eluying là một trong những công ty khởi nghiệp công nghệ nằm trong các tòa nhà dành cho giới khởi nghiệp ở Hàng Châu. Ảnh: JUSTIN BERGMAN

Điều này khiến họ chỉ có hai cách cạnh tranh: về giá và về tốc độ. “Và khi bạn cạnh tranh về giá rẻ và tốc độ, thực sự chỉ có một văn hoá tạo nên thành công, đó là văn hoá làm việc 24/7, 365 ngày.”

Ken Xu, một thành viên trong Quỹ đầu tư mạo hiểm Gobi Partners có trụ sở tại Thượng Hải, nói rằng với rất nhiều nhân viên trẻ làm việc trong lĩnh vực công nghệ, không hề có chuyện cân bằng giữa công việc là cuộc sống, bởi công việc chính là cuộc đời họ.

Rất nhiều người trụ lại ở các thành phố lớn nơi họ không có gia đình hay bạn bè bên cạnh, vì thế họ thà ở lại trễ trong văn phòng, kiếm thêm tiền và có thêm quan hệ với đồng nghiệp qua những giờ ăn và nghỉ ngơi.

Và các công ty khởi nghiệp với mức vốn khiêm tốn có thể cung cấp những tiện nghi thoải mái như khi họ ở nhà, như wifi tốc độ cao, trò chơi điện tử hoặc những bữa ăn miễn phí.

“Họ có thể nghỉ giải lao để chơi game, dừng tay để trò chuyện với những người khác,” Xu nói. “Khi họ về nhà, họ cũng làm những thứ tương tự thôi – chơi game và xem các video.”

“Đây không phải là về công việc, đây là một phần của phong cách sống của họ. Họ không muốn về nhà. Họ chỉ muốn ở đó thôi.”

Phong cách Thung lũng Silicon

Công ty Yitu Technology, chuyên về thiết bị máy tính quan sát, phát triển công nghệ cao có thể giúp nhận diện khuôn mặt và xe hơi từ hình ảnh trong thời gian thực, đã rất nỗ lực để xây dựng khu vực văn phòng tiện nghi.

Nhà đồng sáng lập công ty, Leo Zhu, đã có một thập niên học tập và làm việc tại Hoa Kỳ, lấy bằng tiến sỹ ở Trường UCLA và nghiên cứu sau tiến sĩ tại Học viện MIT.

Khi trở về Trung Quốc mở công ty, ông tìm cách đem văn hoá công ty khởi nghiệp kiểu Mỹ theo cùng.

Làm việc nhiều giờ, đúng thế, nhưng ông nói họ rất linh hoạt – nhân viên có thể ăn trưa thời gian dài và ăn tối lâu, và những ai có gia đình có thể vào công ty sớm để rời văn phòng trước 8 giờ tối.

Phòng nghỉ có bàn chơi banh lắc và máy Xbox – phổ biến dành cho cả nam và nữ – và vào ngày thứ Bảy, có thời gian nghỉ để chơi bóng rổ.

Nhân viên khởi nghiệp Trung Quốc làm đến chết?
Nhân viên làm việc trong văn phòng công ty Tech Temple ở Bắc Kinh. Ảnh: TOMOHIRO OHSUMIBLOOMBERGGETTY

Trong văn phòng, có những chiếc ghế thiết kế đặc biệt và hữu ích cùng với gối tựa đầu, do Zhu trực tiếp chọn lựa, với giá 3.000 nhân dân tệ (khoảng 450 đô la Mỹ) một cái.

Trang phục nhân viên thoải mái – áo thun, quần soóc và giày thể thao. Và mỗi tuần một lần, công ty có tổ chức một buổi hội thảo về những chủ đề có liên quan đến công nghệ và lý thuyết mới trong khoa học máy tính.

Ở Yitu, giờ làm việc dài là mặc định, thường là 11 giờ mỗi ngày, trừ đi thời gian ăn trưa và ăn tối, vì thế Zhu cố gắng tạo ra một văn hoá công ty theo hướng ít nhất nó cũng khuyến khích và khiến mọi người gắn bó với nhau.

“Người trẻ ở đây, tôi nghĩ họ quan tâm nhiều hơn đến sự phát triển. Họ muốn học gì đó chứ không chỉ là hoàn thành nhiệm vụ,” ông nói.

Vấn đề niềm tin

Có nhiều bất lợi thấy rõ của việc sống trong văn phòng. Ví dụ như năng suất làm việc.

Rieschel nói có xu hướng ở rất nhiều công ty khởi nghiệp Trung Quốc ghi nhận nhân viên theo sự có mặt – ở lại trễ chỉ để mà ở trễ, tương tự như từng xảy ra với rất nhiều công ty Nhật Bản thời thập niên 1980 đến 1990.

“Liệu có cần thiết buộc mọi người ở đó thời gian dài như vậy, từ ngày này qua ngày khác?” ông hỏi. “Xã hội Trung Quốc không có nhiều sự tin tưởng lắm, vì thế nếu bạn không thể thấy, vậy thì bạn đang làm gì?”

Sự mệt mỏi cũng là vấn đề. Liệu nhân viên ở các công ty khởi nghiệp có làm việc với hiệu quả tối đa khi họ thiếu ngủ không? Việc này sẽ tác động thế nào đến nhân tố quan trọng khiến một start-up thành công – sự đổi mới?

Nhân viên khởi nghiệp Trung Quốc làm đến chết?
Giờ làm việc kéo dài không chỉ xảy ra với các công ty công nghệ – mà đó là một phần của việc làm tại Trung Quốc. Ảnh: JUSTIN BERGMAN

Shen Aixiang, nhà sáng lập 24 tuổi của một nhà cung cấp dịch vụ cắm trại online (E-camping), hiểu rất rõ các nguy cơ này.

Nhưng anh nói thêm các công ty khởi nghiệp công nghệ thành công phải tìm được sự cân bằng hợp lý, bởi vì anh tin rằng làm việc thời gian ngắn hơn không phải là chọn lựa thích hợp.

Công ty của anh phát triển rất nhanh sau khi bắt đầu hoạt động hai năm trước, đã nhận được vòng đầu tư thứ ba mùa hè này, với số vốn lên đến 20 triệu nhân dân tệ (3 triệu đô la Mỹ).

Anh cũng đã tăng lượng nhân viên lên 60 người – tất cả đều dưới 30 tuổi. Hầu hết đều làm việc đến 9 giờ tối mỗi ngày, sáu ngày mỗi tuần, nhưng không gặp phải tác động tiêu cực trong vận hành, Shen nói.

“Thực ra, tôi không khuyến khích nhân viên ngủ trong văn phòng vì tôi nghĩ giấc ngủ ngon hơn, đặc biệt là tại nhà, sẽ đem lại kết quả công việc tốt hơn,” anh nói trong văn phòng sáng sủa, theo mô hình mở ở toà nhà Eluying dành cho các công ty mới khởi nghiệp ở Hàng Châu, không xa trụ sở đồ sộ của tập đoàn Alibaba.

Nhưng anh nói thêm, “hầu hết công ty khởi nghiệp ở Trung Quốc không cần sự sáng tạo đến vậy. Điều họ cần nhất là khả năng làm việc… việc tuyển dụng nhân viên biết làm việc là điều quan trọng hơn, còn việc sáng tạo cứ để cho nhóm các nhân viên quản lý đảm nhận.”

Giống Zhu, nhà sáng lập của công ty Yitu, Shen tin rằng chìa khoá để kích thích những nhân viên có có học thức cao và suy nghĩ độc lập trong thế hệ chào đời sau 1990 của Trung Quốc là qua các phương tiện khác – ví dụ như họ được sở hữu cổ phần công ty (ngay cả nhân viên cấp thấp nhất của anh cũng được có cổ phần) và làm việc trong một văn hoá công ty mà họ tin tưởng.

Giới trẻ ở Trung Quốc ngày nay không quan tâm nhiều về việc tìm được việc làm ở các công ty lớn, nơi công việc của họ ổn định nhưng họ hầu như không tạo được ảnh hưởng gì, ông nói.

Giờ đây, họ bị hấp dẫn bởi việc khởi nghiệp, được xây dựng thứ gì đó từ viên gạch đầu tiên.

Và, vì thế, 60-70 giờ làm việc một tuần có lẽ là đánh đổi lớn nhất.

Justin Bergman | Theo BBCvietnamese

Từ khóa: doanh nghiệp khởi nghiệpkhởi nghiệpkhởi nghiệp trẻstartup
ShareShare

Tibi Nguyen

BÀI HAY NÊN XEM

5 vấn đề pháp lý cần biết khi quyết định khởi nghiệp kinh doanh
Luật Doanh nghiệp

5 vấn đề pháp lý mà các nhà sáng lập cần chú ý khi khởi nghiệp

1 ngày ago
Khi các tập đoàn quốc gia khởi nghiệp tại một quốc gia mới có những khó khăn thách thức gì?
Doanh nhân

Khi các tập đoàn quốc gia khởi nghiệp tại một quốc gia mới có những khó khăn thách thức gì?

2 ngày ago
Alibaba dự định “chơi lớn” đầu tư 3 tỷ USD vào Grab
Câu chuyện khởi nghiệp

Alibaba dự định “chơi lớn” đầu tư 3 tỷ USD vào Grab

6 ngày ago
Nghỉ việc ở nhà chăm con, cựu nhân viên ngân hàng khởi nghiệp với 110 000 tư vấn viên
Câu chuyện khởi nghiệp

Nghỉ việc ở nhà chăm con, cựu nhân viên ngân hàng khởi nghiệp với 110 000 tư vấn viên

1 tuần ago
Tỷ phú trẻ nhất Ấn Độ: Học lập trình lúc 8 tuổi, 34 tuổi thành tỷ phú
Câu chuyện khởi nghiệp

Tỷ phú trẻ nhất Ấn Độ: Học lập trình lúc 8 tuổi, 34 tuổi thành tỷ phú

1 tuần ago
Để tăng tốc phát triển cho startup TP.HCM “hợp tác với” Israel
Câu chuyện khởi nghiệp

Để tăng tốc phát triển cho startup TP.HCM “hợp tác với” Israel

1 tuần ago
Xem thêm

BẢN TIN KHỞI NGHIỆP TRẺ

Đăng ký thành công

Có lỗi xảy ra

Bài nên xem

Doanh nghiệp muốn trốn thuế, hãy sang Mỹ

Doanh nghiệp muốn trốn thuế, hãy sang Mỹ

13/02/2016
AntBuddy - Khởi nghiệp từ ý tưởng khắc phục khó khăn

AntBuddy – Khởi nghiệp từ ý tưởng khắc phục khó khăn

06/02/2018
Chấp nhận bỏ học để khởi nghiệp có nên mạo hiểm không?

Chấp nhận bỏ học để khởi nghiệp có nên mạo hiểm không?

31/03/2018
4 kỹ năng mà người bán hàng online qua mạng cần biết

4 kỹ năng mà người bán hàng online qua mạng cần biết

31/07/2018

Đẳng cấp của giải quyết khủng hoảng truyền thông

30/09/2013

‘Những con ốc sên’ của cuộc đời

14/08/2013
Xuất khẩu trái cây Việt Nam bị cản đường

Xuất khẩu trái cây Việt Nam bị cản đường

16/11/2016

Bài xem nhiều

  • 80% các CEO khởi nghiệp bằng nghề sale: Nếu mới đặt chân vào lĩnh vực này, đây là 5 bài học bạn nhất định cần biết - Ảnh 1.

    CEO là gì? CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO là gì? Có quyền hạn như thế nào?

    4 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Khởi nghiệp là gì? Startup là gì? 8 yếu tố mà người khởi nghiệp trẻ cần có

    209 shares
    Share 209 Tweet 0
  • Khởi nghiệp kinh doanh từ 2 bàn tay trắng, bạn cần gì?

    754 shares
    Share 754 Tweet 0
  • Đồng dao – Chú cuội ngồi gốc cây đa

    12 shares
    Share 12 Tweet 0
  • 20 ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên miền Trung

    1 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Báo cáo Hành vi Người tiêu dùng Online Việt Nam 2016

    5 shares
    Share 5 Tweet 0
  • 10 câu nói truyền cảm hứng cho các khởi nghiệp trẻ

    1 shares
    Share 0 Tweet 0
Khởi Nghiệp Trẻ ✅ Chuyên trang Khởi Nghiệp & Quản trị kinh doanh

Khởi Nghiệp Trẻ ✅ Chuyên trang Khởi Nghiệp & Quản trị kinh doanh: Nơi cung cấp các tin tức & kiến thức lĩnh vực khởi nghiệp, quản trị doanh nghiệp... Mọi thông tin liên lạc xin gửi về email [email protected]

Đặt link QC: [email protected]

Khởi nghiệp trẻ - Khởi nghiệp là gì? Startup là gì? - CEO là gì? - Khởi nghiệp Startup - Shop Japusan - Kỹ Năng Việt - Thể Thao Du Lịch - EZO Media - khởi nghiệp từ tay trắng - ý tưởng khởi nghiệp - ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh - thẻ căn cước công dân - Tư Duy Logic

© 2015 Khởi Nghiệp Trẻ - Một dự án của EZO MEDIA - Digital Marketing Agency.
Khoinghieptre.vn đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm, trong khi chờ xin giấy phép.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Khởi Nghiệp
    • Tin khởi nghiệp
    • Kiến thức khởi nghiệp
    • Câu chuyện khởi nghiệp
  • Quản trị
    • Quản trị kinh doanh
    • Kỹ năng nghề nghiệp
    • Kỹ năng sống
    • Kỹ năng mềm
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Thương mại
    • Thương mại điện tử
    • Nhân vật
      • Doanh nhân
      • Suy ngẫm
      • Góc nhìn
  • Marketing
    • Content Marketing
    • Email Marketing
    • Mobile Marketing
    • Phát triển Thương hiệu
    • Video Marketing
    • Social Media
      • Viral Marketing
      • Facebook Ads
      • Facebook Tips
      • Facebook Trends
  • Pháp lý
    • Luật Doanh nghiệp
    • PL cần biết
    • PL Đời Sống
  • Công nghệ
    • Kiến thức
    • Thủ thuật
    • Đánh giá

© 2015 Khởi Nghiệp Trẻ - Một dự án của EZO MEDIA - Digital Marketing Agency.
Khoinghieptre.vn đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm, trong khi chờ xin giấy phép.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In

BẢN TIN KHỞI NGHIỆP TRẺ - STARTUP VIỆT NAM

Đăng ký thành công

Có lỗi xảy ra