Nhân sự chưa bao giờ là vấn đề hết nóng với startup, kể cả đối với các vị trí cao cấp.
- Con đường thành công của Startup T-Farm bằng cách thương mại hóa bằng sáng chế
- Trong bức tranh khởi nghiệp ở Đông Nam Á sức hút của Việt Nam đang lớn dần
- Startup gọi vốn thành công nửa triệu USD, sản xuất giày từ bã cà phê và rác nhựa của 2 thanh niên Việt Nam
Vỏn vẹn 5 tháng sau khi đảm nhận vị trí CEO Go-Viet, bà Lê Diệp Kiều Trang mới đây bất ngờ từ chức và để lại “ghế nóng” chưa có người thay thế.
Về phần mình, Go-Viet cũng xác nhận thông tin nói trên và cho biết các bên đã nỗ lực tìm kiếm sự đồng thuận song không đạt được kết quả như kì vọng.
Sự ra đi của bà Trang từ Go-Viet cho thấy những vấn đề về nhân sự chưa bao giờ hết nóng bỏng, đặc biệt là với đối tượng doanh nghiệp startup.
Thật tình cờ, vào tháng trước, bà Lê Diệp Kiều Trang đã có rất nhiều những chia sẻ liên quan đến vấn đề thu hút tài năng để tăng trưởng bền vững trong vai trò CEO Go-Viet tại sự kiện Business Forum 2019 do Forbes tổ chức.
Không phải nhân lực mà là “nhân tài”
Khi được hỏi về vai trò của nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển doanh nghiệp và sự chuyển mình của doanh nghiệp ở giai đoạn hiện tại, bà Trang nhấn mạnh bà thường dùng từ “nhân tài” thay cho nhân lực.
Cựu CEO Go-Viet nhận định nguồn nhân lực là cực kì quan trọng, đặc biệt là đối với nhóm startup về công nghệ. “Vì cuối cùng công nghệ đến từ con người”, bà Trang chia sẻ. “Nếu không có nhân tài, chúng ta sẽ không có sự sáng tạo và đổi mới, nên đây là cối lõi không thể thay thế được trong doanh nghiệp”.
Song, bà Trang thừa nhận những cái “yếu và thiếu” của nhân sự tại Việt Nam. Theo bà, mặc dù học sinh, sinh viên Việt Nam nổi tiếng giỏi toán nhưng thực tế cho thấy thị trường nhân sự thiếu những người giỏi phân tích số liệu, một rào cản lớn trong nền kinh tế 4.0.
“Thực tế là những người giỏi về số liệu thường không hiểu về kinh doanh. Những người làm kinh doanh dường như lại không chịu thử thách mình để bước qua lĩnh vực công nghệ”, bà Trang nhận định.
Khả năng thích nghi là yếu tố quan trọng nhất
Từ thực tế nó trên, Kiều Trang nói một trong những ưu tiên với Go-Viet là tìm kiếm những con người ham học học.
Là một đối tác của Go-Jek (Indonesia), Go-Viet thường xuyên gửi nhân sự của mình sang Go-Jek để học hỏi về mô hình.
Cựu CEO Go-Viet cũng mong muốn biến môi trường làm việc thành một “trường học hỏi” và “mang đến cơ hội làm những điều chưa được làm” cho nhân sự. Tại đây, nhân sự được phép thất bại mà không chịu quá nhiều ảnh hưởng, từ đó tích luỹ thêm kinh nghiệm để phát triển bản thân.
Khả năng thích nghi là vấn đề được bà Trang coi trọng. Song, khi so sánh điều này với kinh nghiệm, cựu CEO Go-Viet cho biết khi có nhiều kinh nghiệm thì khả năng thích nghi cũng tốt hơn.
Bà Trang lấy ví dụ một người đi làm trong 10 năm nhưng công việc lặp đi lặp lại thì cũng không khác gì “đó là kinh nghiệm một năm nhưng diễn ra 10 lần”.
Trong khi đó kinh nghiệm 10 năm “nhưng mỗi năm mỗi khác” lại giúp khả năng thích nghi được cải thiện. Vì lý do này, Go-Viet khuyến khích đội ngũ đứng trước thử thcách và coi đó là một phần của sự rèn luyện, qua đó tạo ra kinh nghiệm.
Theo Kinh tế & Tiêu dùng