Dưới đây là lý do tại sao các tài khoản Twitter, Facebook, LinkedIn, YouTube và những chiến dịch truyền thông mạng xã hội khác của công ty bạn không phát huy hết khả năng của chúng.
- 15 điều tâm niệm về chiến lược social media cho các marketer Việt
- 10 nguyên tắc tiếp thị mạng xã hội (social media marketing)
Trong vòng 5 năm trở lại đây, truyền thông xã hội đã trở thành một phần ngày càng quan trọng trong chiến lược marketing của nhiều công ty. Nhưng vẫn có một số quan niệm sai lầm về cách sử dụng truyền thông xã hội để tăng doanh thu bán hàng và những dịch vụ nào đáng để đầu tư thời gian và nguồn lực. Đây là 6 điều ngộ nhận mà tôi nghe nhiều nhất:
Số 1: Nếu như không có sức lan truyền mạnh thì sẽ không xứng đáng phải bỏ công sức
Khi mọi người nghĩ về những câu chuyện thành công của tiếp thị truyền thông, họ thường nghĩ về những chiến dịch khổng lồ với hàng triệu lượt quan tâm, như là chiến dịch Old Spice hoặc chiến dịch Will It Blend. Đúng là những chiến dịch này đã rất thành công, nhưng đó chính là suy nghĩ sai lệch về truyền thông xã hội. Tiếp thị truyền thông xã hội không phải là một cú ra đòn lớn chỉ-một-lần-rồi-thôi. Nó bao gồm cả việc gia tăng giá trị theo thời gian. Những chiến dịch tốt nhất là có những nội dung thật thú vị, độc đáo và phổ biến mà có thể vượt qua được phép thử “liệu bạn có phiền tự chia sẻ điều này không”, và giúp bạn từ từ tăng lượng người đọc lên.
Có đến 56% số người sử dụng Internet từ 50 tuổi trở lên có tài khoản Facebook. Những khách hàng hiện tại của bạn và những khách hàng tương lai đang mong ngóng bạn tìm ra họ trên Facebook – cũng như là trên Twitter, LinkedIn, Instagram và những công cụ xã hội khác.
Số 3: Sử dụng Google+ là một sự lãng phí thời gian
Nếu bạn định nghĩa Google+ như là một mạng lưới xã hội, thì bạn không cần phải bận tâm suy nghĩ về nó. Nhưng đó thật sự không phải là những gì của Google+. Thật ra, nó là một mảng xã hội trong top những dịch vụ khác của Google, như là tìm kiếm, Gmail hay thậm chí YouTube. Khi ai đó dùng Google để tìm kiếm bất cứ thứ gì từ nhà hàng cho đến thức ăn cho thú cưng, kết quả sẽ bao gồm cả những lời tán thành từ cộng đồng được tạo ra từ những cú click +1 được thực hiện bởi những liên lạc của người dùng Gmail. Và những lời tán thành từ cộng đồng đó tạo ra nhiều cú click hơn những kết quả tìm kiếm. Tạo một hồ sơ thật tốt trên Google+ cho công ty của bạn, một hệ thống các khách hàng ủng hộ công ty và sản phẩm của bạn sẽ tạo ra một ấn tượng đáng kể lên cả những kết quả tìm kiếm thương hiệu của công ty và tỷ lệ chuyển đổi dựa theo số lượt ghé thăm trang web của bạn.
Số 4: Twitter chỉ dành cho những người nổi tiếng và những thương hiệu lớn
Chắc chắn rồi, như Ashton Kutchers nổi tiếng toàn cầu đang có một lượng người theo dõi khổng lồ, nhưng Twitter có thể có giá trị thậm chí đối với những doanh nghiệp địa phương sở hữu một lượng nhỏ nhưng lại là khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên, để sử dụng Twitter hiệu quả, bạn cần phải đăng bài đúng thời điểm, phù hợp với khách hàng, và không hoàn toàn chỉ tự quảng bá cho công ty. Đồng thời hãy chắc chắn rằng bạn sử dụng Twitter để quản lý và kết nối với những người sử dụng Twitter, những người quan tâm đến bạn, hoặc đề cập đến công ty, sản phẩm của bạn (chúng tôi tìm kiếm những đề cập tới #promote hàng ngày).
Số 5: Quảng cáo trên Facebook là để thu hút lượt like chứ không phải để thu hút khách hàng
Nhiều năm trước đây, rất nhiều những nhà quảng cáo lớn nhảy vào Facebook theo tâm lý đám đông. Họ chi tiền vào những mẩu quảng cáo để tăng lượng người quan tâm mà không thật sự hiểu giá trị của một “like” hoặc một người hâm mộ – và thậm chí không thèm nghĩ về tỷ lệ hoàn vốn của họ. Nhưng một khi đã thực hiện đúng cách, quảng cáo trên Facebook có thể giúp công ty bạn tăng lượng người theo dõi, và mức độ tương tác với khách hàng-nhằm thu hút những khách hàng mới và giữ chân những khách hàng hiện tại thường xuyên hơn. Và đây cũng là một công cụ có sức mạnh không tưởng để khuyến khích những khách hàng hiện tại giới thiệu cho những người khác và xây dựng lòng trung thành đối với thương hiệu của bạn.
Số 6: Càng đăng bài thường xuyên trên Facebook, chiến dịch của bạn sẽ càng thành công
Đăng hơn một bài trong vòng một ngày có thể là đã quá nhiều. Đăng bài quá thường xuyên có thể làm giảm lượng like, comment, và lượt share trung bình trên mỗi bài đăng của bạn. Và từ khi thuật toán EdgeRank của Facebook có xu hướng hỗ trợ cho các bài đăng từ những công ty có tỷ lệ tương tác cao hơn, đăng bài quá thường xuyên có thể dẫn đến việc ít người hơn sẽ đọc các bài đăng của bạn trong tương lai. Để có một chiến dịch trên Facebook thật sự thành công, hãy chắc chắn là những bài đăng của bạn là độc nhất vô nhị, thật thú vị, và mang tính tương tác. Và hãy luôn luôn đính kèm hình ảnh hoặc đường dẫn, vì những kiểu bài như vậy sẽ có tỷ lệ tương tác cao hơn loại văn bản đơn thuần.
Theo InboudCafe