Startup sẽ khó tránh gian lận nếu không xây dựng qui chuẩn về tài chính, kế toán và quản trị
Đối với các startup ngoài việc gọi vốn thì khâu xây dựng hệ thống quản trị, tài chính và kế toán cũng cực kì quan trọng.
- Mở cà phê nhượng quyền theo công thức “vàng”
- Có phải các startup bị làm hỏng bởi các nhà đầu tư ?
- Đang trên đà tăng trưởng nhưng tâm lí hưởng thụ sớm có thể làm hại startup
Các nhà sáng lập startup thường rất quan tâm đến khâu gọi vốn. Tầm quan trọng của việc gọi vốn thể hiện rõ rét nhất qua cách nhà sáng lập thẩm định giá trị công ty để “chào mời” các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, gọi vốn thành công không phải là cơ sở để đánh giá tiềm năng của một startu. Khi startup tăng trưởng quá nhanh, quá nóng thì để thực hiện tốt các khâu về tài chính, kế toán hay quản trị là một vấn đề rất lớn nếu không có sự chuẩn bị kĩ càng.
Đây đều là những khâu có tầm quan trọng rất lớn, đặc biệt là với những công ty khởi nghiệp. Một lỗ hổng trong công tác quản trị doanh nghiệp từ những khâu ấy sẽ nảy sinh ra gian lận để rồi dẫn đến những hậu quả thảm khốc.
Ví dụ tiêu biểu nhất là công ty Mozido có trụ sở ở bang Texas, Mỹ. Startup này hoạt động trong lĩnh vực Fintech và cam kết cung cấp các giải pháp tài chính cho các thị trường mới nổi ở châu Phi, Ấn Độ và Đông Nam Á. Mozido đã đạt mức định giá lên đến 2,3 tỉ USD.
Tuy nhiên người ta nhanh chóng phát hiện kì lân này là “sói đội lốt cừu”. Nhà sáng lập Michael Liberty bị phát hiện sử dụng những công ty ma để chuyển tiền sang tài khoản cá nhân.
Đối mặt với 10 cáo buộc từ Tòa án Liên bang, Michael Liberty có thể sẽ phải nhận án tù 20 năm vào tháng 2/2020 dù cái tên của anh có nghĩa là Tự Do (Liberty -tự do).
Những trường hợp đáng tiếc như Mozido hoàn toàn có thể được ngăn chặn ngay từ trước khi nó xảy ra. Một startup cần có các qui chuẩn rõ ràng, qua đó ngăn chặn tất cả mọi người, kể cả các nhà sáng lập, có thể chuyển tiền của các nhà đầu tư vào túi riêng.
Qui trình quản trị doanh nghiệp không chỉ nhằm bảo vệ lãnh đạo của công ty. Những qui trình này có mục đích bảo vệ quyền lợi của tất cả các bên liên quan, ví dụ như những nhà đầu tư mạo hiểm trong trường hợp của Mozido.
Gian lận xảy ra sẽ gây tổn thất rất lớn cho startup nếu không phát hiện ra sớm. Nếu may mắn, thì công ty sẽ chỉ mất một số tiền nhất định. Trong trường hợp xui xẻo hơn, startup có thể phải ngừng hoạt động và phá sản.
Hầu hết các nhà sáng lập thời gian đầu không đánh giá cao việc xây dựng qui trình quản trị tài chính và kế toán. Đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới những trường hợp đáng tiếc.
Mọi chuyện có thể bắt đầu từ một việc tưởng chừng rất nhỏ hay vô tình như chậm trễ đăng kí thông tin chính thức của doanh nghiệp, hoặc sử dụng chung tài khoản đại diện công ty với tài khoản cá nhân.
Đây không phải là câu chuyện mới. Tuy nhiên tại sao ngay từ đầu các nhà sáng lập không xây dựng được một qui chuẩn rõ ràng?
Câu trả lời với đa số startup chính là thời gian. Các nhà sáng lập thường tập trung vào phát triển sản phẩm, bán hàng hay marketing và quĩ thời gian không còn nhiều cho việc xây dựng qui trình quản trị doanh nghiệp. Một số nhà sáng lập lại không có năng lực về tài chính-kế toán nên cũng thường bỏ qua khâu này.
Do đó với một công ty khởi nghiệp, nếu như không thể tự xây dựng nên những qui chuẩn quản trị doanh nghiệp, các nhà sáng lập cần gấp rút tìm kiếm một người có khả năng để bổ sung những phẩm chất còn thiếu cho công ty. Họ sẽ giúp startup tránh những rủi ro lớn trong thời kì đầu phát triển.
Dù năng lực của người điều hành có thật sự ở một trình độ cao, thì việc có nhân sự đủ chuyên môn để xây dựng qui chuẩn về tài chính, kế toán và quản trị sẽ đem về một giá trị lớn hơn cho công ty. Lúc đó, các nhà sáng lập chỉ cần tập trung vào giá trị cốt lõi.
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
BẢN TIN KHỞI NGHIỆP TRẺ
Đăng ký thành công
Có lỗi xảy ra