Theo tính toán, ngày nay người ta chụp gần 1 triệu tấm hình mỗi năm, trong đó tới 300,000 bức là ảnh selfies được chụp bằng smartphone. Trong bài viết này, chúng ta sẽ giải thích nguyên nhân tại sao mọi người lại thích tự chụp và xem ảnh của mình như thế.
Liệu “văn hóa” chụp ảnh selfies có phản chiếu thế giới mà chúng ta đang sống hay không? Và làm thế nào để chúng ta có thể hiểu rõ hơn về một người qua ảnh tự chụp của họ?
Nguồn gốc và lí do chúng ta chụp ảnh selfies
Theo tiến sĩ Terri Apter- giảng viên tâm lí tại đại học Cambridge,
“Vào đầu thế kỉ 15, con người đã bắt đầu ý thức được tầm quan trọng về những bức ảnh đại diện của chính mình, như một phần khẳng định vị thế của họ với người khác. Vì thế, mỗi bức ảnh đại diện đều được ‘dàn dựng’ cẩn thận.”
Dưới đây có thể được xem là bức ảnh tự sướng đầu tiên của thế giới. Nó được chụp vào năm 1839 bằng phương pháp đage.
Ảnh selfies phản chiếu chính “cái tôi trong gương” của chúng ta. Thực chất, nó không phản chiếu chính con người thật của ta mà phản chiếu cách chúng ta muốn người khác định hình mình như thế nào.
Trang Everyday Sociology nhận định rằng:
“Bạn càng chia sẻ những bức hình selfie về một đặc điểm mà mình muốn tạo ra cho bản thân như sexy, mạo hiểm, hài hước… thì người khác càng công nhận những giá trị tự tạo đó về bạn.”
Tại sao ta lại thích xem các bức ảnh về khuôn mặt?
Khuôn mặt gây sự chú ý nhiều nhất
Theo nhà nghiên cứu tiến sĩ Owen Churches của trường đại học Flinders tại Adelaide:
“Chúng ta chú ý đến khuôn mặt hơn các bộ phận khác, và nó cũng là nơi có nhiều phản ứng khác nhau nhất.”
Và các nghiên cứu về khuôn mặt trên các phương tiện truyền thông cũng chứng mình rằng: những avatar hình ảnh cá nhân được chú ý nhiều nhất trên Facebook và các trangmạng xã hội khác.
Những bức hình về khuôn mặt có số lượng click cao hơn 38% và có số comment cao hơn 32% so với các bức hình không chụp khuôn mặt.
Khuôn mặt có thể điều khiển hướng nhìn của ta
Thông thường chúng ta hay nhìn vào đôi mắt của người chụp trong bức hình. Nếu họ nhìn thẳng vào ống kính thì sẽ tạo sự kết nối trực tiếp với chúng ta, còn nếu nhìn về bên trái hoặc bên phải thì người xem cũng sẽ nhìn về hướng đó.
Blog KISSmetrics đã giải thích điều này như sau:
“ Con người có khuynh hướng tự nhiên nhìn theo ánh mắt của người khác, bởi vì từ nhỏ, chúng ta đã được dạy bảo như thế khi được hướng dẫn nhìn về một điều gì đó qua ánh mắt của người mẹ chẳng hạn.”
Khuôn mặt tạo cảm giác đồng cảm
Một lí do chứng minh tại sao ta lại chú ý đến những bức ảnh về khuôn mặt là nó có thể tạo sự cảm thông cho người khác.
Nghiên cứu của các bác sĩ X-quang cho biết hình ảnh cá nhân có trong hồ sơ bệnh án sẽ khiến cho các bác sĩ đồng cảm hơn với bệnh nhân và có xu hướng đối xử tốt với họ hơn.
Ưu và khuyết điểm về ảnh selfies trên mạng xã hội
Ưu điểm: gia tăng lòng tự tôn
Điều tuyệt vời nhất mà ảnh selfies mang lại là việc thúc đẩy sự tự tôn của mỗi người, đặc biệt là ở phụ nữ.
Theo khảo sát TODAY/AOL cho biết, 41% phụ nữ và 65% các cô gái trẻ nói rằng ảnh tự chụp khiến họ cảm thấy tự tin hơn.
Trong đó 46% phụ nữ và 40% teen-girl kết luận phương tiện xã hội giúp họ tự ý thức về bản thân nhiều hơn.
Khuyết điểm: suy giảm các mối quan hệ
Một nghiên cứu ở Anh khảo sát 508 người dùng Facebook về mức độ gần gũi họ cảm nhận từ những người hay post ảnh selfies. Kết quả cho thấy người càng đăng nhiều ảnh tự sướng thì mức độ thân thiết từ các mối quan hệ xung quanh càng giảm đi
Cái nhìn thực sự về selfies
Vậy cuối cùng ảnh selfies thực sự tốt hay xấu đối với chúng ta? Nó phụ thuộc vào cách thức và mức độ chúng ta tương tác với nó. Tiến sĩ Josie Howard khẳng định:
“Nó tùy thuộc vào cách bạn sử dụng nó. Nếu bạn dùng nó như một công cụ để ghi dấu lại những khoảnh khắc tuyệt vời trong cuộc sống của mình, thì đó là điều đúng đắn.”
Cách chụp ảnh selfies tốt hơn
Infographic được chuyển dịch bởi Thiên Trang
Selfies ứng dụng trong marketing: 5 ví dụ tuyệt vời
Chúng ta biết rằng mạng xã hội ưa chuộng các hình ảnh. Chúng ta biết rằng chúng ta yêu thích việc tự chụp ảnh bản thân cũng như xem hình ảnh của người khác. Vậy rõ ràng là những bức ảnh chân dung hay selfie có thể có một vị trí quan trọng trong các chiến dịch marketing hiện nay.
Các thương hiệu đang tận dụng sức mạnh của selfies theo nhiều cách khác nhau – từ việc khuyến khích khách hàng selfie với hình ảnh thương hiệu cho đến việc tạo ra những ứng dụng tương tác v.v…
Dưới đây là 5 ví dụ tuyệt vời. Hãy xem liệu chúng có thể cho bạn ý tưởng nào trong công việc marketing của mình không nhé!
1. Khách sạn 1888: không gian tạo cảm hứng selfie
Tại khách sạn 1888 Sydney, chụp selfie không chỉ được hoan nghênh mà còn được hết mực khuyến khích. Trang web của họ được bao phủ bởi các hình ảnh từ Instagram, và họ cũng sắp xếp dựng cảnh khắp nơi trong khách sạn và bến cảng – điều khiến khách du lịch chụp hình nhiều hơn.
Một “khung ảnh selfie” được thiết kế riêng biệt và đặt gần quầy lễ tân luôn mời gọi khách du lịch tới và chụp ảnh kỷ niệm.
Thử áp dụng: Nếu bạn có một không gian hay sản phẩm mà mọi người muốn chụp ảnh cùng, hãy tận dụng nó bằng cách lắp đặt các buồng chụp hay thiết kế một không gian riêng cho việc selfie, hoặc đơn giản hơn nữa là đặt một biển báo khuyến khích mọi người chụp ảnh. Tuy nhiên hãy lưu ý đặt thẻ ảnh nhất quán để việc thu thập những bức ảnh này được dễ dàng hơn nhé!
2. Warby Parker: lắng nghe ý kiến từ bạn bè
Chương trình thử kính tại nhà của Warby Parker cho đến hiện nay vẫn là một thành công rực rỡ. Họ cho phép khách hàng đem 5 chiếc kính mát về nhà để thử, so sánh và quyết định xem liệu đâu là chiếc kính phù hợp. Điều tuyệt vời ở đây đó là việc này khuyến khích khách hàng hỏi thăm ý kiến bạn bè, qua đó giúp khuếch tán hình ảnh thương hiệu rộng khắp.
Warby Parker cũng khuyến khích khách hàng đăng tải ảnh selfies của mình lên fanpage của thương hiệu để nhận được những lời khuyên từ chuyên gia.
Thử áp dụng: Bất kỳ sản phẩm nào mà khách hàng cần phải tham khảo ý kiến mọi người trước khi mua (quần áo, trang sức v.v…) đều là cơ hội để bạn khuyến khích việc selfies. Chủ đề có thể là: trước và sau khi sử dụng sản phẩm hay so sánh các sản phẩm khi được sử dụng v.v…
3. Dove: để khách hàng tự tạo ra nội dung
Dove thường được biết đến với các nỗ lực marketing tập trung vào việc trao quyền cho khách hàng, để họ tự chia sẻ những nội dung về thương hiệu. Hãy thử nhìn vào account Twitter của Dove, gần đây họ sử dụng hashtag #loveyourcurls để khuyến khích khách hàng chụp ảnh về mái tóc xoăn đáng tự hào của mình.
Rất nhiều phụ nữ đã tham gia chiến dịch với hàng hà xa số các bức selfies được đăng tải với hashtag #loveyourcurves trên Twitter.
Thử áp dụng: Những thông điệp khuyến khích, khiến mọi người cảm thấy yêu thương bản thân mình đều rất phù hợp cho các chiến dịch marketing sử dụng selfie. Bạn có thể học theo Dove trong việc truyền tải thông điệp một cách rõ ràng với các ví dụ cụ thể để khách hàng có thể dễ dàng tham gia. Ngoài ra thì việc tổ chức một cuộc thi ảnh trên mạng xã hội cũng là một lựa chọn không tồi.
4. #museumselfieday: tập hợp xung quanh một hashtag
Hai năm trở lại đây, những người tham quan viện bảo tàng đã chia sẻ những bức ảnh selfie vui vẻ, đẹp đẽ và thậm chí mang tính giáo dục với hashtag #museumSelfieday – một hashtag Twitter dành riêng để hiện thị những kho tàng của thế giới.
Thử áp dụng: Selfie để tạo sự liên kết giữa khách hàng/người tham quan với thương hiệu – đặc biệt là các hashtag với chủ đề cụ thể. Một vài ví dụ: chiến dịch Selfless Selfie của Uniqlo, xu hướng #nomakeupselfie (selfie không trang điểm).
5. Ray-Ban: tạo ứng dụng selfie
Ray-Ban đã nâng selfie marketing lên một tầm cao mới với ứng dụng iPhone của riêng họ : Reflections. Ứng dụng này cho phép người dùng có thể sử dụng cùng lúc camera trước và sau để tạo ra một bức ảnh lồng ghép đầy tính nghệ thuật.
Thử áp dụng: Tạo ra các ứng dụng cho việc marketing đòi hỏi một bộ kỹ năng phức tạp – đó là lý do tại sao ví dụ của Ray-Ban là một ví dụ khá thách thức nếu bạn muốn sử dụng. Những thương hiệu lớn với hầu bao rủng rỉnh có thể phù hợp với cách làm này hơn.
Ngoài những ví dụ phía trên, còn rất nhiều ứng dụng khác của selfies – từ thời trang đến dược phẩm. Chúng ta hãy cùng xem một vài ví dụ thú vị khác nhé!
Infographic được chuyển dịch bởi Thiên Trang