Ngày nay, phương pháp Marketing hiệu quả đòi hỏi doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu kỹ khách hàng mục tiêu của mình, duy trì các hoạt động đối thoại trên mạng xã hội, và luôn hết mình hỗ trợ khách hàng khi cần. Thông qua những điều này, mối quan hệ giữa công ty và khách hàng của bạn sẽ vượt ra ngoài phạm vi kinh doanh mà trở nên gần gũi và thân thiện hơn.
Người ta thường làm kinh doanh với những người họ tin cậy. Đây là lúc bạn cần để khách hàng nhìn vào hậu trường nơi có những con người thực, dễ gần và thiện chí. Nếu công ty của bạn xuất hiện với khuôn mặt lạnh lùng, vô cảm thì đây là lúc bạn cần suy nghĩ lại và cởi mở thể hiện cá tính của mình với khách hàng. Sau đây là những cách đơn giản mà bạn có thể áp dụng để tạo sự thân thiện cho thương hiệu công ty.
1. Tập trung viết phần giới thiệu “Về Chúng Tôi”
Phần giới thiệu “Về Chúng Tôi” là một trong những phần lý tưởng nhất để bạn thể hiện cá tính của mình.
Bạn muốn trở thành người như thế nào? Hãy nói với mọi người về những gì bạn làm, thể hiện con người của bạn, và tại sao khách hàng yêu thích bạn. Sau đây là hai ví dụ điển hình:
Đầu tiên là SEOmoz. Họ giới thiệu công việc và những giá trị của công ty với phong cách thoải mái nhưng vẫn chuyên nghiệp. SEOmoz kể câu chuyện công ty họ đã được thành lập như thế nào, điều này khiến người đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về động lực của người sáng lập và thể hiện những giá trị mà SEOmoz mong muốn mang lại cho khách hàng của mình.
Một ví dụ cực kỳ xuất sắc khác là trang “About Us” của Andrew Reifman Graphic Design. Trang này đặc biệt bởi sự đơn giản trong cách viết và trình bày – anh ấy là ai, anh ấy làm gì, và giá trị anh ấy mang lại đều rất rõ ràng chỉ trong số lượng từ nhất định. Thêm vào đó bạn sẽ cảm thấy thực sự hiểu Andrew sau khi đọc xong phần giới thiệu, giúp khách hàng tiềm năng dễ dàng quyết định liệu người này có thực sự phù hợp để họ hợp tác kinh doanh cùng không.
2. Tránh xa những câu nói sáo rỗng
Hãy dùng ngôn ngữ đơn giản và minh bạch. Những thuật ngữ chuyên môn và những câu nói sáo rỗng, mặc dù nghe có vẻ cao siêu và quan trọng, chỉ khiến cho người đọc cảm thấy phiền phức và khó tiếp cận. Đó hiển nhiên không phải là cách bạn đối thoại ngoài đời thật. Hãy nói theo ngôn ngữ thông dụng, thương hiệu của bạn sẽ có sức lan tỏa hơn.
Chú ý: Trang giới thiệu “Về chúng tôi” là trang dễ sa vào lối viết hoa mỹ sáo rỗng nhất. Bạn cần thật sáng tạo.
3. Thêm hương vị hài hước vào nội dung
Những công ty B2C tạo ra nội dung hài hước rất dễ dàng và đây là điều nên làm vì ai cũng thích sự vui vẻ. Tuy nhiên mẹo này chỉ dành cho công ty B2B, đặc biệt thuộc những ngành công nghiệp nhàm chán.
Bạn có thể đưa thông điệp của mình đến với khách hàng nhờ cách viết rõ ràng, thẳng thắn và trọng tâm. Bên cạnh đó, bạn còn có thể tạo sự thân thiện cho thương hiệu của mình bằng cách thêm sự hài hước vào nội dung. Có điều gì thiện cảm hơn một nụ cười không gượng gạo nhỉ?
4. Đăng ảnh ngày thường của nhân viên công ty
Hãy giúp “Facebook Fans” của bạn biết rõ hơn về những thành viên trong công ty bằng cách đăng những bức ảnh ngày thường của họ cùng với lời giới thiệu hóm hỉnh (tham khảo Album “Hubspotters in the wild” của HubSpot trên Facebook).
Một ví dụ khác là Deloitte với Cover Photo trên Facebook của họ.
Đây là đội chèo thuyền Deloitte China Dragon. Ai mà biết được Deloitte có những nhân viên cừ khôi thế này chứ? Thú vị hơn là bất kỳ ai cũng có thể làm như thế, đơn giản chỉ là thay ảnh Avatar trên các mạng xã hội bằng ảnh người thật thay vì ảnh Logo công ty.
Ngoài các mạng xã hội, bạn cũng có thể giới thiệu gương mặt đồng đội của mình ở những nơi khác, như trên website chẳng hạn. Một ví dụ là trang đăng nhập của HubSpot, họ để một khoảng trống trên trang Login để khi bạn sẽ được chào đón với gương mặt tươi cười của một HubSpotter nào đó khi bạn đăng ký tài khoản.
5. Giới thiệu người quản lý cộng đồng của công ty
Nếu bạn có người quản lý cộng đồng của các kênh truyền thông xã hội như Facebook, Twitter, LinkedIn, thậm chí diễn đàn, hãy để khách hàng biết người đó là ai. Lấy ví dụ Uber, họ có một Photo Album trên Facebook giới thiệu người quản lý cộng đồng của mỗi thành phố.
Khi bạn chọn hình một ai đó, bạn sẽ biết thêm thông tin về người đang đại diện công ty. Lấy ví dụ về người quản lý cộng đồng ở Boston, Nick:
Uber tỏ ra rất hiệu quả trong việc tạo sự thân thiện với khách hàng. Nếu bạn có câu hỏi cần đặt với Uber ở Boston thì Twitter sẽ dẫn thẳng bạn tới gặp Nick, chứ không phải Uber. Nick sẽ là người trực tiếp tư vấn trả lời những câu hỏi của bạn thay vì một người vô danh nào đó nấp sau tên Uber nói chuyện với bạn.
6. Đặt chữ ký ở những cập nhật mạng xã hội của bạn
Nếu bạn không có người quản lý cộng đồng, cũng thật khó để giới thiệu đội ngũ của mình – đây là rắc rối thường gặp trong các doanh nghiệp. Vì thế bạn hãy cân nhắc đặt chữ ký của mình ở phần cập nhật mạng xã hội, đặc biệt khi bạn ở vị trí chăm sóc khách hàng. Hãy cùng xem Verizon chăm sóc khách hàng của họ trên Twitter thế nào:
Điều này nhắc nhở mọi người rằng mặc dù họ không thể nghe giọng của bạn, bạn cũng là một người thực đang tận tình giúp đỡ họ.
7. Tích cực tham gia hội thoại và bình luận trên mạng xã hội
Nhưng hãy chắn chắn rằng họ không đơn thuần nói về công ty của hay lĩnh vực kinh doanh của bạn mặc dù những điều này cũng rất quan trọng. Thỉnh thoảng hãy nói về những chuyện ngoài lề sẽ khiến mọi người cảm thấy thoải mái hơn. Khách hàng sẽ là chính họ khi bạn cũng đang là chính bạn. Nếu đang làm Twitter marketing, bạn cũng nên Host Twitter Chats trong những thời gian nhất định qua những Hashtag được thiết kế sẵn.
8. Khuyến khích nhân viên của bạn đề cập tới công ty nhiều hơn trên các mạng xã hội
Một vài lợi ích khi các thành viên quan tâm tới công ty của mình nhiều hơn trên mạng xã hội:
· Thể hiện nhân viên có gắn kết thân thiết với công ty
· Giới thiệu rõ hơn những thành viên trong công ty của bạn
· Tăng khả năng Viral cho nội dung công ty
Trong khi một số công ty có thể phải khép mình hơn trên các kênh truyền thông thì hầu hết các công ty đều thực sự hưởng lợi từ việc khuyến khích nhân viên của mình xuất hiện trên các mạng xã hội và chia sẻ nội dung liên quan tới công ty. Đây có thể coi là một phần của công việc.
9. Nhận lỗi
Ai cũng có thể mắc lỗi bởi chúng ta là con người. Không ai trông đợi bạn phải hoàn hảo, vấn đề là bạn ứng xử với lỗi sai của mình như thế nào. Nếu bạn mắc lỗi trước công chúng, cách tốt nhất là nhận lỗi. Hãy thành thực và đừng đổ lỗi, hãy nhận đó là lỗi của mình. Mọi người sẽ nhanh chóng quên điều đó hơn bạn tưởng, còn bạn sẽ xuất hiện như một công ty thực tâm chú ý tới suy nghĩ và cảm xúc của khách hàng.
10. Tự cười nhạo mình
Một số lỗi có thể rất ngớ ngẩn. Ví dụ một bài viết của Hubspot vài tháng trước đây “Marketing Hall of Shame: HubSpot’s Worst Marketing Mistakes, Revisited”. HubSpot đã tự kiểm điểm chính họ với một bài viết hài hước. Nếu bạn không tự quan trọng hóa vấn đề, thậm chí có thể tự cười nhạo vào lỗi lầm của mình với thái độ tích cực, thì bạn đã nói với khách hàng là bạn cũng như họ.
11. Để chữ ký dưới emails là tên thật của bạn
Một công ty không thể gửi email, nhưng người làm việc trong công ty thì có thể. Hãy đặt chữ ký là tên thật của mình trong email bạn gửi tới khách hàng, cùng với vai trò của bạn tại công ty, thậm chí có thể là một bức hình đại diện nhỏ kèm theo để khiến bức email thêm tính cá nhân.
Bạn cũng có thể thử nghiệm với phần “From”, bao gồm tên thật của người gửi cùng với tên công ty. Cùng xem kết quả thử nghiệm dưới đây của Hubspot khi họ gửi mail “From Hubspot” và “From Maggie Georgieva, Hubspot”.
12. Gỡ bỏ chiếc mũ Marketer của bạn ra một lúc
Tôi biết tất cả những điều bạn làm chỉ với một mục đích là để có nhiều khách hàng cũng như nâng cao lượng truy cập của website. Nhưng nhiều khi sẽ tốt hơn nếu bạn tiếp cận khách hàng với hình ảnh thân thiện hơn là với suy nghĩ của người làm marketing. Ví dụ không phải bất kỳ Tweet nào cũng cần dẫn tới trang đích, đơn giản chỉ là bạn chia sẻ suy nghĩ vui vẻ của mình với khách hàng – không cần liên kết tới blog hay bất kỳ điều gì dẫn tới việc mua bán, giao dịch.
Bạn càng hiểu rõ khách hàng của mình và tạo mối quan hệ thân thiết với họ theo cách này, cho đến khi họ có cảm giác như là những người bạn đang “chat chit” với nhau, thì khả năng bạn giữ chân khách hàng càng lớn. Sau đó bạn hãy đội lại chiếc mũ Marketer của mình.
Nguồn Internet