12 điều cần lưu ý khi mua sắm online trên mạng
Mua sắm online ngày nay không còn quá mới mẻ với chúng ta, bạn có thể ngồi ở nhà và có mọi thứ chỉ với một cú nháy chuột. Tuy nhiên hệ luỵ mang lại cũng rất nhiều, có thể bạn sẽ mua phải sản phẩm kém chất lượng, vướng phải phiền toái khi giao nhận hoặc tệ hơn là chuyển tiền mà không nhận được sản phẩm. Hãy là một người mua sắm online thông minh bằng lưu ý những điều sau nhé:
- Lợi ích của thanh toán trực tuyến khi mua hàng online / Thời của thương mại điện tử: mua hàng qua mạng
1. Chọn mặt gởi vàng
Nếu bạn mua sắm quần áo hay các vật dụng nhỏ rẻ thì điều này khá đơn giản, tuy nhiên nếu mua sắm hàng điện tử hay mỹ phẩm thì cần đặc biệt lưu ý. Đầu tiên người tiêu dùng cần chọn trang mua sắm uy tín, hàng hoá sản phẩm bán cần được kiểm định chất lượng theo quy định, chủng loại đa dạng cùng chế độ bảo hành hậu mãi tốt.
Để xác minh điều này bạn có thể sử dụng chính các công cụ tìm kiếm để hỗ trợ. Hãy gõ những thông tin cơ bản của trang mua bán kèm theo một số từ khóa khác như “khiếu nại”, “vi phạm”, “gian dối”, “bị xử lý”… bạn sẽ có vô số thông tin để kiểm tra lại về uy tín việc bán hàng online của trang đang dự tính mua hàng.
Rõ ràng, nếu một Website bị có nhiều ý kiến phàn nàn, khiếu nại từ người tiêu dùng khác thì không nên tin tưởng.
2. Xác định “hình ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ”
Bạn cần ghi nhớ rằng, không ai chụp ảnh sản phẩm xấu xí để đăng lên bán cả, tất cả hình ảnh đều lung linh. Việc của bạn là không nên tin tưởng tuyệt đối vào hình ảnh được đăng. Hãy tìm hiểu kỹ về sản phẩm ở trang web chính hãng nếu là đồ điện tử, hỏi kỹ về chất liệu thành phần nếu là mỹ phẩm quần áo hay đồ ăn. Hãy chắc chắn rằng nếu không như những gì quảng cáo thì bạn sẽ không trả tiền khi nhận hàng.
3. Tiền nào của đó
Hãy cẩn thận với những món hàng rẻ hơn giá trị thật của nó quá nhiều. Nếu thật sự quá rẻ, sẽ không đến tay bạn mua đâu. Có thể có khuyến mãi hay giảm giá, nhưng hãy luôn nhớ hỏi kỹ thông tin sản phẩm. Yêu cầu cửa hàng phải cung cấp thông tin rõ ràng cho bạn về các vấn đề phát sinh và cách xử lý khi tiến hành giao dịch, đặc biệt là các vấn đề như bảo hành, trả hàng, hoàn tiền…
4. Tham khảo ý kiến xung quanh
Bạn bè, đồng nghiệp xung quanh, hãy hỏi ý kiến của họ về sản phẩm và nơi bạn muốn mua hàng, sẽ có rất nhiều góp ý hay và có ích cho bạn.
5. Tìm hiểu kỹ thông tin sản phẩm
Trước khi mua, cần tìm hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ và giao dịch, đặc biệt là phải đọc và hiểu rõ về các điều kiện và điều khoản để nắm được chính xác thông tin giá cả, chất lượng hay một số hạn chế nào đó. Một thực tế hiện nay là rất nhiều người tiêu dùng “ngại” đọc và tìm hiểu mà chỉ đơn giản lựa chọn click “OK”, “Yes”, “Next” hoặc bấm nút chấp nhận giao dịch mà không thực sự hiểu các điều khoản, điều kiện kèm theo. Điều này rất dễ dàng đưa đến những rủi ro trong tương lai mà người tiêu dùng không thể lường trước được.
6. Không nên chuyển số tiền quá lớn khi chưa nhận hàng
Sự thật là đã có rất nhiều anh chị em phải ngậm đắng nuốt cay khi đã chuyển một số tiền khá lớn mà vẫn không nhận được sản phẩm, nhất là mua điện thoại qua mạng. Nếu không chắc chắc nguồn gốc cũng như mức độ tin cậy của người bán theo như bước 1 thì bạn không nên mua sản phẩm này dù nó có rẻ và được quảng cáo hay như thế nào đi nữa.
7. Xác định tổng số tiền phải trả
Khi mua hàng, hãy hỏi rõ xem giá sản phẩm là bao nhiêu + phí vận chuyển + chi phí đóng gói + phí bảo hiểm, phụ phí hàng cồng kềnh… Hãy chắc chắn rằng bạn chỉ phải trả đúng số tiền đã biết khi nhận sản phẩm.
8. Lưu lại thông tin, mã xác nhận đơn hàng
Mua hàng trên những trang Web uy tín, công ty luôn xác nhận với bạn bằng một mã đơn hàng trước khi giao sản phẩm. Hãy lưu các thông tin đó lại phòng khi có thất thoát hoặc nhầm lẫn nào đó.
9. Thận trọng khi thanh toán
Khi bạn chuyển tiền online hãy cẩn thận với các thông tin cá nhân của mình. Nêú đối tác đòi cung cấp mã pin, mật khẩu ngân hàng hoặc các thông tin cá nhân khác không liên quan đến giao dịch, hãy lập tức ngừng giao dịch và kiểm tra. Người bán chỉ cần nhận được đúng số tiền bạn trả cho việc mua hàng hóa dịch vụ. Việc yêu cầu mã pin, mật khẩu ngân hàng hoặc các thông tin nhạy cảm khác là dấu hiệu rất rõ ràng cho những hành vi ăn cắp, lừa đảo.
10. Xem kỹ sản phẩm khi nhận
Khi nhận sản phẩm, bạn có quyền không nhận nếu hình thức và chất lượng không đúng yêu cầu. Không ai có thể biết được sản phẩm có bị lỗi trên đường vận chuyển đến cho bạn không.
11. Giữ lại hoá đơn thanh toán
Ngay cả khi đã nhận và thanh toán rồi bạn cũng hãy giữ lại hoá đơn, sẽ rất cần khi sản phẩm phải bảo hành.
Và cuối cùng, dù cho bạn mua online hay trực tiếp đều có các cơ quan chức năng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khắp mọi nơi. Nếu gặp bất kỳ rắc rối hay lừa đảo nào hãy nhanh chóng liên hệ để được hỗ trợ và thông báo cho mọi người biết dưới đây để tránh xa nhé.
Theo Điện Máy Xanh
Xem thêm: 4 kỹ năng mà người bán hàng online qua mạng cần biết
BẢN TIN KHỞI NGHIỆP TRẺ
Đăng ký thành công
Có lỗi xảy ra