6 ý tưởng khởi nghiệp giáo dục trong thời đại công nghệ
Từ lâu, xã hội rất coi trọng vấn đề giáo dục, dù ở bất kỳ thời điểm nào, giáo dục cũng là một trong những phương diện được chú tâm nhiều nhất. Vì lí do đó, nhu cầu được tiếp cận giáo dục của con người chỉ có tăng chứ không giảm, điều này gắn liền với việc lĩnh vực giáo dục trở nên vô cùng lý tưởng để khởi nghiệp. Ngay sau đây, Khởi Nghiệp Trẻ sẽ cùng bạn tìm hiểu về 6 ý tưởng vô cùng sáng tạo khi khởi nghiệp giáo dục.
1. Viết sách dạy kỹ năng
Bằng những kinh nghiệm và kiến thức mà bạn đã tích lũy, bạn hoàn toàn có thể sản xuất những quyển sách chia sẻ kỹ năng trong những lĩnh vực cụ thể. Tuy nhiên, lĩnh vực này thường không đặt nhiều sự tập trung vào các kiến thức chính chuyên được giảng dạy ở trường lớp. Khía cạnh mà các loại sách kỹ năng đánh vào là những kỹ năng mềm, những chia sẻ trong một số vấn đề,… Thị trường sách kỹ năng là vùng đất màu mỡ để khởi nghiệp giáo dục nhưng cũng vì vậy mà việc xây dựng niềm tin ở nơi khách hàng lại càng khó khăn hơn do tính đa dạng và khó chọn lọc của thị trường.
Hơn nữa, thị trường sách kỹ năng do người Việt đứng tên tác giả chưa thực sự phổ biến và được quan tâm. Một lý do phổ biến là vì sách nước ngoài trong lĩnh vực này chiếm ưu thế hơn cả về số lượng lẫn nội dung. Bên cạnh đó, một hạn chế của việc tự học qua sách kỹ năng là không hề có sự tương tác nào giữa người viết và học viên.
2. Cung cấp khóa học trực tuyến
Bất cứ người nào có kiến thức và khả năng truyền đạt tham gia giảng dạy và bán khóa học, đồng thời bất cứ ai có nhu cầu học ở mọi lĩnh vực cũng sẽ đều được đáp ứng. Các môn học thiên về sở thích là ý tưởng tuyệt vời cho việc khởi nghiệp giáo dục bằng việc cung cấp khóa học trực tuyến. Tiếng Anh, đàn guitar, thanh nhạc,… là những khóa học trực tuyến rất được ưa chuộng. Đương nhiên, bạn phải có vốn kiến thức nhất định để cung cấp cho khách hàng. Bạn có thể lựa chọn những nền tảng như Youtube, Facebook,… để cung cấp các khóa học.
Hiện nay, việc cung cấp khóa học trực tuyến xuất hiện ở thị trường Việt Nam với hai hình thức chủ yếu là chợ các khóa học trực tuyến và nền tảng xây dựng khóa học trực tuyến. Tại chợ các khóa học trực tuyến, bạn sẽ tham gia đăng tải các khóa học bao gồm các bài giảng do chính mình thực hiện, mà không phải lo lắng về các vấn đề khác. Mặc dù vậy, việc bán khóa học cho các đơn vị này có một vài hạn chế, trong đó có 3 vấn đề đáng chú ý nhất là thương hiệu cá nhân, quản lí doanh thu và thông tin bảo mật.
3. Gia sư trực tuyến
Đối với học sinh trung học hoặc đại học, các buổi học cá nhân luôn có lợi. Do đó, sinh viên không ngừng tìm kiếm một gia sư. Áp lực đối với học sinh đã tăng lên theo cấp số nhân trong vài năm gần đây. Có sự cạnh tranh gay gắt và học sinh cần phải thể hiện tốt. Ngoài các lớp học thông thường ở trường, các em cần các buổi học kèm cặp để giúp các em hiểu các khái niệm và phát triển. Điều này khiến gia sư trực tuyến trở thành ý tưởng tuyệt vời cho những ai muốn khởi nghiệp giáo dục.
Nếu bạn thích giảng dạy và có kinh nghiệm và kiến thức cần thiết cho một chủ đề cụ thể, bạn có thể bắt đầu cung cấp các buổi dạy kèm trực tuyến. Bạn có thể tham gia các lớp học qua cuộc gọi video, chia sẻ kế hoạch bài học và cũng có thể tiến hành các bài kiểm tra trực tuyến. Bạn có thể cố định mức giá hàng tháng hoặc mức phí theo giờ tùy thuộc vào yêu cầu của sinh viên.
4. Thư viện trực tuyến
Ngày nay, không nhất thiết phải đến thư viện để có thể đọc và mượn sách, tận dụng sự hiện đại của công nghệ, các thư viện trực tuyến trở thành giải pháp tuyệt vời cho bất kỳ ai không muốn ra ngoài, đặc biệt là trong thời điểm dịch bệnh hiện nay. Thư viện trực tuyến là một ý tưởng khởi nghiệp giáo dục vừa đẹp lại lợi nhuận cho bản thân người kinh doanh, vừa có thể có thể giúp khôi phục thói quen đọc sách của mọi người. Nền tảng này ngoài việc cung cấp sách từ các thể loại khác nhau còn cho phép mọi người học các chủ đề khác nhau từ bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào.
Với sự trợ giúp của internet, mọi người từ nhiều nơi trên thế giới có thể đăng ký vào thư viện trực tuyến. Họ cũng có thể chọn chia sẻ bộ sưu tập sách của mình trực tuyến ở định dạng PDF để những người đọc khác cùng thưởng thức. Người dùng sẽ cần đăng ký và trả một khoản phí phải chăng để sử dụng thư viện trực tuyến. Một thư viện kỹ thuật số được trang bị tốt là thứ bạn có thể xem xét khi bắt đầu nếu bạn muốn tham gia vào lĩnh vực giáo dục.
5. Kinh doanh đồ chơi giáo dục
Không chỉ kinh doanh vốn kiến thức đơn thuần, nhắc đến khởi nghiệp giáo dục, kinh doanh đồ chơi giáo dục cũng là lựa chọn không tồi. Rất nhiều cha mẹ hiện đại và cả truyền thống đang tìm kiếm đồ chơi giáo dục sáng tạo cho trẻ em ở mọi lứa tuổi. Họ muốn sử dụng những đồ chơi này để tạo ra một môi trường học ở nhà thú vị. Hình thức vừa học vừa chơi, học xong có thể áp dụng kiến thức vào thực tế ngay sau đó để tăng hiệu quả cho con trẻ là một phương pháp rất được khuyến khích.
Bạn có thể sản xuất hoặc cung cấp đồ chơi giáo dục. Những đồ chơi này thường được thiết kế ở dạng sách, trò chơi, máy móc, thiết bị điện tử, v.v. Chúng giúp đứa trẻ phát triển các kỹ năng vận động, giác quan và lời nói. Hãy đảm bảo bạn điều tra xem những người chơi hiện tại đang làm gì nhằm tránh thất bại trong kinh doanh ở lĩnh vực này.
6. Sáng tạo ứng dụng hỗ trợ việc học
Một ý tưởng khác trong khởi nghiệp giáo dục tận dụng các thiết bị điện tử là sáng tạo và cung cấp những ứng dụng hỗ trợ việc học. Để nâng cao hiệu quả hoặc thậm chí là thuận lợi hơn trong việc học tại nhà, người tiêu dùng lựa chọn những ứng dụng hỗ trợ, cung cấp kiến thức trực tuyến hoặc ngoại tuyến trên điện thoại thông minh. Rõ ràng, sự đón nhận của thị trường giáo dục dành cho các sản phẩm ứng dụng trên điện thoại ngày càng lớn, thu hút nhiều nhà đầu tư dành cho các startup.
Một số ứng dụng hỗ trợ việc học bạn có thể cân nhắc là ứng dụng dạy học tiếng Anh, ứng dụng học đàn, ứng dụng hỏi – đáp về nhiều chủ đề,… Đây là một mô hình được đánh giá là có nhiều triển vọng bởi những phương pháp học mới mẻ mà nó đem lại, mang hiệu quả lớn đến người dùng. Tuy nhiên, cũng vì thế mà việc thiết kế ứng dụng như trên đòi hỏi mật độ chất xám cao, buộc bạn phải có đột phá về mặt công nghệ nếu không muốn chìm nghỉm trong hàng nghìn ứng dụng giáo dục khác.
Phía trên là 6 ý tưởng đầy sáng tạo và bắt kịp thời đại để bạn lựa chọn nếu có quyết định khởi nghiệp giáo dục. Khởi Nghiệp Trẻ hy vọng rằng bạn sẽ có thể bắt lấy một ý tưởng tiềm năng cho mình và bắt tay ngay vào việc khởi nghiệp.
BẢN TIN KHỞI NGHIỆP TRẺ
Đăng ký thành công
Có lỗi xảy ra