7 yếu tố giúp Startup gọi vốn đầu tư thành công
Gọi vốn đầu tư luôn là một vấn đề nan giải với những nhà khởi nghiệp. Tuy nhiên, nếu bạn có thể thể hiện được 7 yếu tố sau đây trong kế hoạch kinh doanh của bạn, bạn đang đi đúng hướng để dẫn đến thành công.
Nếu bạn không phải là một nhà doanh nghiệp đã từng quản lý nhiều công ty và sở hữu một loạt các thành công kinh doanh, bạn cần có kế hoạch kinh doanh để các nhà đầu tư tin rằng bạn có thể xây dựng một doanh nghiệp có thể đem đam mê của bạn thay đổi thế giới.
Theo Martin Zwilling, nhà sáng lập kiêm CEO công ty tư vấn khởi nghiệp Startup Professional, kế hoạch khởi nghiệp không phải là 1 quyển sách lý thuyết dày cộp. Bạn phải xây dựng được “Kế hoạch Startup” với những lát cắt nhỏ nhưng bao phủ mọi vấn đề liên quan đến doanh nghiệp của bạn. Tất nhiên, bản thuyết trình khởi nghiệp của bạn phải có ngôn từ phù hợp với từng nhóm khách hàng, các nhà đầu tư và các đối tác kinh doanh khác nhau.
Hãy thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư và tận dụng 7 yếu tố sau để gọi vốn thành công:
1. Xác định vấn đề của khách hàng và giải pháp cho mỗi vấn đề
Dùng ngôn từ vững chắc để đưa ra vấn đề kinh doanh của mình phù hợp với người nghe và dẫn người nghe đến giải pháp thuyết phục.
Ví dụ như, “Tôi đã được cấp bằng sáng chế một công nghệ điện thoại di động mới sẽ tăng gấp đôi tuổi thọ pin với một nửa chi phí. Không còn phải chịu cơn tức giận khi sập nguồn điện thoại giữa cuộc gọi.” Đây là biện pháp thúc đẩy hiệu quả mà chỉ mất 30 giây.
2. Chia nhỏ cơ hội và môi trường cạnh tranh
Giải pháp của bạn đối với vấn đề được đưa ra nên được thể hiện bằng các thuật ngữ thông thường, không mang đậm chất kỹ thuật, với dữ liệu từ các chuyên gia trong ngành, thay vì ý kiến của riêng bạn.
Liệt kê các đối thủ cạnh tranh và các lựa chọn có thể thay thế cho sản phẩm của mình, nêu bật các lợi thế cạnh tranh bền vững của bạn, như bằng sáng chế và nhãn hiệu…
3. Cung cấp thông tin chi tiết về mô hình kinh doanh và dòng tiền.
Mỗi doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp phi lợi nhuận, cần một mô hình kinh doanh để tồn tại. Cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn miễn phí cho khách hàng nghe có vẻ hấp dẫn trong các tài liệu tiếp thị, nhưng bạn cần nguồn doanh thu để tồn tại.
“Miễn phí” là một từ “kinh tởm” đối với các nhà đầu tư, vì thật khó để có được lợi nhuận tài chính từ “miễn phí”.
4. Làm nổi bật lý do tại sao doanh nghiệp của bạn có thể làm tốt nhất
Hãy chắc chắn rằng bạn nắm chắc những người chơi trên “mảnh đất kinh doanh” của bạn và đưa ra kinh nghiệm cụ thể cũng như khả năng lãnh đạo trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau.
Chức danh không nói nên điều gì. Các nhà đầu tư cần người thích hợp, không phải 1 sản phẩm thích hợp.
5. Kinh nghiệm bán hàng, tiếp thị và chăm sóc khách hàng
Tôi cho rằng hầu hết các bạn sẽ xem đây là yếu tố thiết yếu của một doanh nghiệp thực sự, nhưng đừng đưa ra như một thói quen về lý thuyết.
Tôi vẫn luôn nhận được các yêu cầu gọi vốn với những mục kinh nghiệm như vậy mà không hề đưa ra được chiến lược thực hiện hay dự tính chi phí cho mỗi hoạt động này. Không đưa ra được điều này, kế hoạch của bạn cũng bỏ đi và đừng hy vọng có thể gọi vốn từ các nhà đầu tư.
6. Doanh thu dự án, chi phí và nhu cầu đầu tư.
Nếu bạn không sẵn sàng đặt mục tiêu cho chính mình, đừng hy vọng các nhà đầu tư đầu tư tiền của họ. Các cột mốc quan trọng trên con đường kinh doanh cần được vạch rõ.
Khi xác định yêu cầu gọi vốn của bạn, hãy lưu ý đến giá trị khởi nghiệp của bạn ngày hôm nay, vì hầu hết các nhà đầu tư mong đợi một phần vốn chủ sở hữu cho đóng góp của họ.
7. Vạch ra lợi nhuận cho nhà đầu tư tiềm năng và quá trình hoàn vốn.
Cách tốt nhất để làm điều này là đưa ra một lần hoàn vốn nổi bật của công ty cho các nhà đầu tư gần đây, thông qua việc niêm yết chứng khoan hoặc cổ phần hóa công ty. Các nhà đầu tư thiên thần tìm kiếm các công ty có tiềm năng tăng trưởng cao, có thể tăng gấp đôi doanh thu hàng năm và số lượng khách hàng tăng theo bội số, mang lại lợi nhuận nhân lên gấp 10 lần.
Nếu bạn không có thời gian để viết ra những điều đó, hoặc kỹ năng viết của bạn còn kém, đừng ngại nhận sự giúp đỡ. Không có giám đốc điều hành nào tôi biết viết tất cả các hợp đồng của riêng mình, nhưng mỗi người thông minh biết sử dụng người thông minh để làm việc cho mình.
Trong bất kỳ bối cảnh nào, và đặc biệt là trong thế giới khởi nghiệp có rủi ro cao như hiện nay, nơi thất bại luôn cao hơn 50%, đừng khởi nghiệp khi chỉ muốn thuyết phục các nhà đầu tư rằng bạn chưa có gì ngoài “sở thích đắt tiền” này.
Theo Huy Nguyễn (Theo Inc.) (Dân Việt)
BẢN TIN KHỞI NGHIỆP TRẺ
Đăng ký thành công
Có lỗi xảy ra