Cảm xúc là thứ có thể nâng bạn bay bổng giữa tầng mây nhưng cũng phút chốc có thể nhấn chìm bạn dưới đáy vực. Nếu bạn đang nếm trải một xúc tiêu cực, đây là 8 bước bạn có thể làm để xử lý nó.
Cảm xúc là thứ có thể nâng bạn bay bổng giữa tầng mây nhưng cũng phút chốc có thể nhấn chìm bạn dưới đáy vực. Trong một ngày, bạn có thể trải nghiệm một loạt những cảm xúc – vui, buồn, giận dữ, kích động, lo lắng, hoang mang, lo lắng – bạn gọi tên nó, có thể cảm nhận nó. Những cảm xúc tiêu cực này chắc chắn là khó khăn nhất để đối phó với, nhưng họ chỉ là một phần của cuộc sống như những lúc bản cảm thấy tích cực. Vì vậy, chúng ta phải học cách chấp nhận cả những cảm xúc cả tốt lẫn xấu, đối mặt với chúng để hạnh phúc nhất có thể.
Nếu bạn đang nếm trải một xúc tiêu cực, đây là 8 bước bạn có thể làm để xử lý nó:
1. Thừa nhận và đặt tên cho cảm xúc
Bước đầu tiên để xử lý một cảm xúc là nhận thức được nó. Mọi người đều có những cách riêng để thể hiện cảm xúc của mình, nhưng bước này không phải là về thể hiện nó cho bất cứ ai thấy bạn đang có vấn đề. Đơn giản nó chỉ là sự thừa nhận. Đặt tên cho cảm xúc đang xuất hiện trong bạn: Tôi đang tức giận. Tôi buồn. Tôi thực sự hạnh phúc. Hãy là một người quan sát vô tư, nhìn vào chính mình từ bên ngoài và đưa ra đánh giá khách quan.
2. Chú ý cảm xúc ảnh hưởng thế nào đến hành vi của bạn
Hãy thử dừng lại để chú ý những cảm xúc đang ảnh hưởng đến hành vi của bạn. Ví dụ, nếu bạn đang tức giận, bạn có thể lớn tiếng quát tháo hay chửi thề. Bạn có thể đứng trong tư thế cánh tay hoặc chân bắt chéo qua nhau. Nếu bạn đang cảm thấy buồn, bạn có thể nghe nhạc buồn, khóc, hoặc nằm trên giường. Tương tự với những cảm xúc tích cực. Nếu bạn đang cảm thấy vui mừng, bạn có thể được ca hát hay nhảy múa, nói chuyện huyên náo hoặc mỉm cười. Nhận thức cảm xúc tác động đến hành vi như thế nào là điều rất quan trọng.
3. Tự nhắc nhở cảm xúc này sẽ không kéo dài mãi mãi
Cảm xúc thường không cố định xung quanh bạn. (Tất nhiên, nếu bạn đang trải qua một thời gian dài buồn bã, bạn có thể muốn nói chuyện với một chuyên gia tâm lý.) Đó là lý do tại sao đôi khi bạn cảm thấy như thể đang trên tàu lượn cảm xúc trong một ngày.
Lòng bạn đang vui vẻ rồi bất chợt chùng xuống, phút chốc sau lại tốt đẹp trở lại. Vì vậy nếu bạn đang cảm thấy một cái gì đó tiêu cực, hãy tự nói với mình rằng điều đó sẽ không kéo dài mãi mãi, nó chỉ giống nỗi đau thể xác rồi cũng sẽ qua đi. Thậm chí một chiếc xương bị gãy cũng sẽ lành lặn theo thời gian, và cảm xúc cũng tương tự. Có thể ngày hôm nay bạn cảm thấy bất ổn nhưng ngày mai bạn sẽ cảm thấy khác.
Thật không may, bước này cũng đúng cho những cảm xúc tích cực. Bạn không cần phải nhắc nhở mình về điều này mỗi ngày, nhưng nó là điều hữu ích để giữ lại trong tâm trí của mình.
4. Tìm ra điều gì gây nên cảm xúc
Một khi bạn đã công nhận và gọi tên cảm xúc hiện có cũng như hiểu nó ảnh hưởng đến hành vi thế nào, tự an ủi bản thân nó không kéo dài mãi mãi, bước tiếp theo là xác định chúng đến từ đâu. Đừng đổ lỗi cho chính bạn hoặc bất kỳ ai gây nên cảm xúc; chỉ cần cố gắng để xác định nguồn gốc của nó. Có thể do bạn nhận được một email khó chịu từ bạn trai cũ. Hay sếp bạn khiển trách một cách vô cớ. Hoặc có thể là điều kinh khủng hơn như mất mát đi người thân yêu. Bất cứ điều gì, hãy cố gắng xác định nguồn gốc của nó cho dù là một hay nhiều nguyên nhân khác nhau.
5. Chấp nhận cảm xúc
Bạn có thể gọi tên, nhận ra mình đang trải qua gì nhưng chấp nhận nó là điều khó. Bạn thích nó, yêu nó hay ghét nó thì nó cũng đang hiện hữu trong bạn, bạn không thể thay đổi nó. Bạn phải sống với nó do đó hãy chấp nhận cảm xúc. Và khi bạn đã chấp nhận thì cảm xúc tiêu cực càng dễ dàng ra đi hơn là việc chạy trốn.
6. Nhắc nhở bản thân rằng những cảm xúc sẽ vượt qua
Sau khi chấp nhận cảm xúc, việc tiếp theo bạn nên làm là nhắc nhở bản thân mình một lần nữa rằng nó sẽ trôi qua. Đừng bao giờ quên bước này! Trong thực tế, trượt khỏi bước này cũng là lúc bạn cần thêm nhiều lần hơn nữa để vượt qua cảm xúc đang chi phối mình. Đây chính là chìa khóa. Nếu bạn đang cảm thấy không hài lòng tại một thời điểm, nó không có nghĩa là bạn sẽ cảm thấy chán nản với phần còn lại của cuộc sống mình.
7. Quay lại với hiện tại
Sau tất cả 6 bước trên, đã đến lúc bạn trở lại với những gì mình đang làm ở hiện tại. Nếu bạn cần nghỉ ngơi, hãy đứng dậy và đi dạo, thử tập vài động tác thể dục nhẹ hay gọi điện cho một người bạn, một thành viên trong gia đình. Hãy làm những gì bạn cần phải làm gì để mang lại bản thân trở lại với hiện tại. Cảm xúc của bạn chỉ là một cảm giác. Nó không xác định bạn là ai. Đã đến lúc gạt nó sang và tiếp tục sống.
8. Học hỏi từ những cảm xúc
Nếu cảm xúc đem đến cho bạn trải nghiệm tiêu cực, có thể đó là một lý do cho nó. Nó có thể là một tín hiệu báo động cho một điều gì đó gây lo lắng cho bạn. Tất nhiên, điều ngược lại cũng đúng. Nó có thể chỉ là một cảm xúc tiêu cực bình thường, lành mạnh. Thực hiện các bước bạn cần phải thực hiện để xử lý các cảm xúc và vượt lên nó nhưng không có nghĩa bỏ qua nó. Hãy phân tích, ghi nhớ những thông tin hữu ích để đối phó với điều tương tự trong tương lai.
Thảo Nguyên | Theo Doanh Nhân Sài Gòn