Startup Optoro cứu tinh của các nhà bán lẻ
Ngay khi những trang thương mại điện tử như Amazon và Zappos buộc các đối thủ phải cạnh tranh với họ về lợi nhuận và hoàn tiền đầy đủ cho những hàng hóa bị hư hại, các nhà bán lẻ trở nên tuyệt vọng trong việc tìm cách cứu vãn giá trị cổ phiếu khỏi cơn lốc xoáy này. Và Optoro đã không chỉ trở thành cứu tinh của họ mà còn xây dựng nên cả một hoạt động kinh doanh trị giá hàng tỷ đô.
Ước tính lợi nhuận từ thương mại điện tử biến động từ 25% đối với tất cả hàng hóa được mua trực tuyến cho tới 50% đối với sản phẩm may mặc. Và trước sức công phá ngày một tàn bạo trong cuộc chiến giành thị phần của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường thương mại điện tử, theo Tobin Moore – nhà đồng sáng lập 35 tuổi kiêm CEO của Optoro, Optoro là nơi đưa ra giải pháp tốt nhất cho các nhà bán lẻ yếu thế hơn.
Nhóm sản phẩm thành kênh
Các thuật toán mang lại sức mạnh cho phần mềm dựa trên dữ liệu điện toán đám mây của Optoro cung cấp dữ liệu về các mức giá được các nhà cung cấp trực tuyến khác đưa ra trong việc bán các mặt hàng giống nhau, hoặc có lợi nhuận tương tự, hay có lượng hàng trong kho quá nhiều. Đồng thời, các máy quét mã vạch của phần mềm sẽ hướng dẫn những công nhân làm việc tại kho hàng định tuyến được từng mặt hàng hoặc nhóm sản phẩm thành kênh mà sẽ sớm thu được tiền mặt nhiều nhất.
Tùy chọn ưa thích của phần mềm này chính là việc trả ra được khoản lợi nhuận theo các kệ hàng trong kho. Tuy nhiên điều đó chỉ chiếm dưới 10% các quá trình xử lý thương mại của Optoro. Các nhà bán lẻ thực sự đã sàng lọc hầu hết 20% lợi nhuận mà họ có thể thu lại, bao gồm cả những hàng hóa chưa được mở ra trong điều kiện nguyên đai mà vẫn là một phần của việc bán giảm giá theo mùa.
Ngoài ra, lựa chọn tốt nhất tiếp theo của phần mềm này chính là các sản phẩm được trả lại cho nhà sản xuất hoặc được bán trực tiếp cho người tiêu dùng trên trang bán hàng giảm giá của Optoro (Blinq.com), hoặc thông qua các cửa hàng trực tuyến mà Optoro chạy trên Amazon và eBay – những nơi mà Moore nói là có thể mang lại 70% giá trị theo giá bán lẻ. Có được điều này là do phần mềm của Optoro cũng định tuyến hàng hóa tới các kênh khác, bao gồm cả các cơ sở tái chế và những tổ chức từ thiện.
Moore cho biết, trước khi anh ra mắt Optoro 7 năm trước, hầu hết những nhà bán lẻ lớn đều phụ thuộc vào một “đống hổ lốn” các kênh không hiệu quả để phân phối hàng hóa tới một loạt nhà trung gian ăn lời chênh lệch tiền chiết khấu như Big Lots hoặc Bargain Outlet của Ollie, cũng như đưa tới các khu chợ trời và những cửa hàng cầm đồ.
Thông qua hệ thống cũ này, các nhà bán lẻ đôi khi mới thu lại được 50% giá trị theo giá bán lẻ. Còn thường thường, số tiền họ thu lại bị xé lẻ và còn phải trả thêm phí vận chuyển.
Tạo dựng đế chế
Trước năm 2008, Moore cùng một người bạn thời đại học đã cùng nhau mở một công ty phần mềm mang tên eSpot với số vốn vay 350.000 USD thông qua 37 thẻ không lãi suất của ngân hàng. Nhưng tới năm 2008, khủng hoảng tài chính xảy ra và các ngân hàng đã tăng lãi suất trên thẻ không lãi suất của eSpot tới 30%.
Đối mặt với nguy cơ phá sản, Moore đã quyết định tập trung vào việc cố gắng huy động vốn. Anh đã gặp gỡ hơn 100 nhà đầu tư ở khu vực D.C trước khi tiếp xúc với nhà đầu tư thiên thần đầu tiên của mình, Nigel Morris, nhà đồng sáng lập của Capital One Financial Services, người đã rót cho eSpot 1 triệu USD thông qua hãng đầu tư của ông, QED, ở Alexandria, Virginia.
“Nigel rất thích việc chúng tôi tận dụng dữ liệu và phân tích để tạo nên những thay đổi trong một ngành đã cũ”, Moore cho biết. Nhờ có số tiền của Nigel, công ty đã thuê thêm ba nhà phát triển, những người đã dành gần hai năm làm việc để đưa ra một hệ thống phần mềm và chiếc máy quét. Và cuối cùng, năm 2010, cả nhóm 5 người họ đã chính thức ra mắt công ty mới mang tên Optoro.
Tự tin nhờ thất bại, Moore thường xuyên giới thiệu về Optoro tại hội nghị thường niên của RLA được tổ chức ở Las Vegas. Năm 2012, anh đã ký hợp đồng với khách hàng bán lẻ lớn đầu tiên của mình, Wholesale Club của BJ, một đối thủ cạnh tranh của Costco, chuyên bán các mặt hàng giảm giá cho hội viên thông qua mạng lưới warehouse của họ ở miền đông nước Mỹ. Hợp đồng của BJ đã giúp Moore tăng được vốn lên lần thứ hai.
Đến cuối năm 2012, Moore đã thuyết phục được Grotech, một hãng đầu tư vốn mạo hiểm ở D.C., dẫn đầu trong vòng gọi vốn trị giá 7,5 triệu USD và chỉ bảy tháng sau đó, Revolution Growth, hãng đầu tư vốn mạo hiểm được điều hành bởi tỷ phú Steve Case – nhà đồng sáng lập AOL, cũng dẫn đầu trong vòng gọi vốn trị giá 23,5 triệu USD.
Một năm sau, tổng số vốn đầu tư được rót vào Optoro đạt 129 triệu USD và tới vòng gọi vốn tháng 12/2016, Optoro đã huy động thành công thêm 46,5 triệu USD để hỗ trợ tài chính cho các kế hoạch kinh doanh của Optoro khi muốn triển khai hệ thống phần mềm tới hàng nghìn khách hàng bán lẻ theo chiến lược hợp tác phù hợp và bền vững.
Sau 7 năm hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ hàng bị từ chối, Moore thừa nhận thực tế rằng có rất nhiều nhà bán lẻ và cả nhà sản xuất đều không muốn nói về điều này. Mục đích của họ là hướng tới người tiêu dùng trong việc mua các sản phẩm mới và không muốn gây sự chú ý của nhà đầu tư tới khoản tiền thu được từ những sản phẩm bị từ chối hoặc bị tồn kho.
Moore cũng cho biết, trong 30 khách hàng lớn hiện nay của Optoro, chỉ có rất ít hãng, gồm Home Depot, Best Buy, Target và Jet.com, là cho phép Optoro thể hiện công khai mối quan hệ với họ, còn lại không một hãng nào đồng ý về điều đó.
Song đó không phải là điều quá ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh đang giúp các nhà bán lẻ thu về hàng tỷ đô mà công ty của Moore tạo dựng nên trong suốt 7 năm qua. Moore có mục tiêu tầm nhìn cao hơn và anh tin tưởng có thể nắm bắt được thị hiếu thị trường cùng các khách hàng hiện có. Moore nghĩ anh có thể thuyết phục họ sử dụng nhiều dịch vụ của Optoro hơn để mở dần tính công khai. Anh bảo: “Công nghệ của chúng tôi thực sự có giá trị cao đối với những doanh nghiệp hoạt động trên quy mô lớn. Do đó, nếu họ tin dùng sản phẩm của chúng tôi, chúng tôi có thể nhanh chóng mang lại cho họ cả núi giá trị”.
BẢN TIN KHỞI NGHIỆP TRẺ
Đăng ký thành công
Có lỗi xảy ra