Tổng số vốn đầu tư vào các start-up Việt Nam đạt khoảng 250 triệu USD năm 2016, tăng 67% so với mốc 150 triệu USD năm 2015, theo số liệu từ Topica Founder Institute (TFI).
Năm 2011, chỉ có vẻn vẹn 10 giao dịch cấp vốn cho các start-up thành công. Con số này năm 2015 là 67, tương đương năm 2016. Tổng giá trị các khoản đầu tư năm 2016 tăng 67% so với năm trước đó.
Chỉ số này cho thấy thấy năm 2016 có thể là một giai đoạn chuyển tiếp của các startup Việt. Mặc dù các khoản đầu tư mới năm 2016 tăng đáng kể về giá trị, khối lượng các giao dịch vẫn duy trì ở mức tương đương năm 2015. Điều này cho thấy quy mô giao dịch trung bình đã được cải thiện và đã có thêm nhiều khoản tài trợ giai đoạn sau.
Dữ liệu cũng chỉ ra rằng 2016 là năm tăng trưởng cao hơn so với kỳ vọng của các startup Việt Nam. Điều này diễn ra vào thời điểm nhiều doanh nghiệp gặp phải sự chững lại trong việc huy động vốn đầu tư trong giai đoạn 12 tháng trước đó. Năm 2015, vốn đầu tư được triển khai ở 67 giao dịch, tăng 1,3 lần so với năm trước.
Số liệu của TFI cũng chỉ ra rằng trong năm 2011, chỉ có vẻn vẹn 10 giao dịch cấp vốn cho các startup thành công.
Điều này cho thấy giá trị thực của vốn được triển khai vào các startup Việt Nam năm 2016 có thể cao hơn do có những khoản đầu tư không được tiết lộ.
Tính tới tháng 8/2016, đã có 24 giao dịch đầu tư thiên thần gọi vốn vòng C được thực hiện từ đầu năm. Theo dữ liệu do Deal Street Asia tổng hợp, trong suốt năm 2016, các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam đã chứng kiến những hoạt động tài chính lành mạnh, thu hút đầu tư từ 6 đến 8 chữ số từ các nhà đầu tư khác nhau. Nhóm này bao gồm các nhà đầu tư thiên thần trong nước và quốc tế, các quỹ đầu tư mạo hiểm, các công ty cổ phần tư nhân và các tập đoàn lớn.
Hơn 60% giao dịch được theo dõi bởi TFI là các vòng vốn đầu tư mạo hiểm, bao gồm đầu tư thiên thần, vốn được triển khai bởi các chương trình tăng tốc khởi nghiệp. Việc sát nhập và mua lại doanh nghiệp chiếm khoảng 30%, còn lại là đầu tư cổ phần tư nhân.
Tô Đức | Theo VNB – PL.XH