Startup Việt Monkey Junior được huấn luyện khởi nghiệp tại trụ sở Google
Ứng dụng giáo dục Monkey Junior chuẩn bị lên đường tham gia quá trình đào tạo startup của Google tại trụ sở chĩnh của hãng này ở thung lũng Silicon
Google mới đây công bố tên 24 startup được lựa chọn tham gia vòng thứ 5 của của chương trình tăng tốc khởi nghiệp Google Launchpad ngày 30/11.
Trong số này, 10 startup trong khu vực xhâu Á- Thái Bình Dương, bao gồm: 4 startup đến từ Đông Nam Á, 6 startup đến từ các nước Bangladesh, Ấn Độ và Pakistan. Monkey Junior là đại diện duy nhất đến từ Việt Nam.
Danh sách 6 startup được Google đầu tư:
Monkey Junior (Việt Nam)
Ứng dụng giáo dục Monkey Junior cung cấp các bài học ngôn ngữ, toán học, khoa học dành cho trẻ từ 0-10 tuổi trên nền tảng các thiết bị di động, thông minh. Ứng dụng cung cấp hàng nghìn bài học cho 5 ngôn ngữ Việt, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Trung với các cấp độ khác nhau. Monkey Junior đã được sử dụng tại khoảng 100 nhà trẻ, trường cấp 1 ở Việt Nam. Ứng dụng cũng nằm trong top 10 App giáo dục thành công nhất Việt Nam và top 20 App giáo dục được tải nhiều nhất cho trẻ em ở Mỹ.
Kulina (Indonesia)
Kulina là dịch vụ đăng ký bữa ăn. Không giống như nhiều ứng dụng ẩm thực, nhà hàng khác, Kulina kết nối trực tiếp các khách hàng với người nấu ăn, những đầu bếp chuyên và không chuyên ngay tại nhà riêng. Ứng dụng cũng đang phát triển để thiết kế bữa ăn cho khách hàng theo sở thích cá nhân. Kulina sử dụng công nghệ để tối ưu hóa hiệu quả trong chuỗi cung ứng và hạ tầng cơ sở vận tải của Indonesia.
Ayananh (Philippines)
Công ty thanh toán kỹ thuật số cung cấp 3 dịch vụ: thương mại điện tử, thanh toán và chuyển tiền. Nền tảng nhắm mục tiêu đến các khách hàng không giao dịch qua ngân hàng. Mục tiêu của startup này là số lượng lớn lao động di cư trên khắp thế giới đến từ Đông Nam Á. Tại Đông Nam Á, một phần lớn dân số vẫn chưa tiếp cận được với các dịch vụ ngân hàng, đây là một trong những thị trường cốt lõi của ngành công nghiệp fintech.
Priceza (Thái Lan)
Priceza là một công ty so sánh giá cả dựa trên dữ liệu tổng hợp từ 10 triệu sản phẩm. Thay vì điều hướng đến nhiều trang web khác nhau để tìm giá tốt nhất, Priceza đưa tất cả vào nền tảng ứng dụng của mình.
Maya Apa (Bangladesh)
Ứng dụng Maya Apa hoạt động như một cổng thông tin mở dựa trên nguồn kiến thức đóng góp từ cộng đồng để trả lời cho người sử dụng bất cứ câu hỏi nào liên quan đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và các vấn đề pháp lý khác.
VividTech (Pakistan)
VividTech tập trung vào nâng cao trải nghiệm, tương tác với khách hàng mỗi khi người dùng đang ở trong trạng thái đợi chờ sử dụng dịch vụ bất kì.
BabyChakra (Ấn Độ)
Ứng dụng dành cho các bậc làm cha mẹ và phụ nữ mang thai,
m.Paani (Ấn Độ)
Ứng dụng sử dụng các chương trình dành cho khách hàng thân thiết, trung thành và xử lý các yêu cầu đặc biệt từ người dùng để giúp các thương hiệu, nhãn hàng có thêm thông tin, từ đó xây dựng các chiến dịch Marketing thu hút công chúng.
Nirama (Ấn Độ)
Nirâm xây dựng một hệ thống chẩn đoán dựa trên các phần mềm chi phí thấp để giúp phát hiện ung thư vú sớm ở người bệnh.
Social Cop (Ấn Độ)
Ứng dụng này thu thập, phân tích và xử lý các dữ liệu xã hội khác nhau để giúp Chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận trong quá trình ra quyết định, chính sách.
Ra mắt vào năm 2016, LauchPad là chương trình tăng tốc khởi nghiệp kéo dài 6 tháng bao gồm các hoạt động đào tạo, huấn luyện dành cho các starup giai đoạn đầu đến từ nhiều lĩnh vực, thị trường. Điểm nhấn của LaunchPad là 2 tuần huấn luyện khởi nghiệp tập trung cho các công ty tại trụ sở chính của Google, thung lũng Silicon, San Francisco, Mỹ.
Phương Nguyên/ VnExpress
BẢN TIN KHỞI NGHIỆP TRẺ
Đăng ký thành công
Có lỗi xảy ra