Luật Doanh nghiệpPháp lýTiêu điểmTin mới

Vấn đề pháp lý khi góp vốn vào doanh nghiệp khởi nghiệp?

Đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp, vốn là vấn đề quan trọng của  đặc biệt là các DN trong lĩnh vực công nghệ và kinh doanh trên internet. Có nhiều điều DN nên lưu ý để đầu tư an toàn.

Vấn Đề Pháp Lý Khi Góp Vốn Vào Doanh Nghiệp Khởi Nghiệp? 1

Số lượng các quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam khá khiêm tốn, trong khi các quỹ đầu tư mạo hiểm và các đơn vị sở hữu nguồn vốn mạnh như ngân hàng lại chưa quan tâm nhiều đến việc đầu tư vào các startup.

Trong thời gian gần đây, xuất hiện một kênh vốn đầu tư từ nhà đầu tư thiên thần (Angel Investor) với tư cách một cá nhân hay nhóm nhà đầu tư (NĐT) có khả năng về tài chính, có khả năng cấp vốn cho một DN thành lập, đổi lại họ sẽ có quyền sở hữu một phần công ty, có thể dưới dạng cổ phần, phần vốn góp hoặc vay nợ chuyển đổi.

Các rủi ro đầu tư bắt nguồn từ các yếu tố pháp lý như không thực hiện thủ tục xin chấp thuận về sản phẩm, dịch vụ từ cơ quan nhà nước, tranh chấp phát sinh từ điều khoản hợp đồng là những vấn đề NĐT và cả startup cần quan tâm.

Khi đầu tư vào startup, các bên trong quan hệ góp – tiếp nhận vốn cần lưu ý: Sẽ có những rủi ro đến với NĐT, trong đó, startup không thực hiện đúng cam kết theo hợp đồng, chuyển các tài sản sang cho đơn vị khác, đặc biệt là các tài sản vô hình, không xác định cơ chế sở hữu. Ngược lại, các startup cũng sẽ gặp các rủi ro từ việc không thẩm định quốc tịch NĐT, tư cách pháp lý cũng như nguồn tiền đầu tư; NĐT sau khi lấy được các bí quyết kinh doanh, mô hình, hệ thống… thì không tiếp tục rót vốn vào startup.

Vấn Đề Pháp Lý Khi Góp Vốn Vào Doanh Nghiệp Khởi Nghiệp? 2

Angel Investor đầu tư vào startup là đầu tư vào sự thành công tương lai, khi đó startup được định vị là giai đoạn phát triển của một dự án kinh doanh, có thể thể hiện dưới hình thức DN hoặc chưa hình thành pháp nhân.

Theo đó, ban đầu khi đầu tư vào startup, việc thẩm định tư cách pháp lý của startupmuốn đầu tư là cần thiết, tránh mất thời gian, công sức và tiền bạc, trừ trường hợp việc đầu tư là trong quan hệ tài trợ vốn không hoàn lại.

Tư cách pháp lý của các startup được thể hiện qua những yếu tố: Được thành lập, đăng ký thành lập và hoạt động một cách hợp pháp; sự tách bạch giữa tài sản chủ sở hữu và tài sản công ty; có cơ cấu, tổ chức và phối hợp chặt chẽ; hoạt động độc lập và có tư cách pháp lý độc lập.

Khi đầu tư, nếu một NĐT bỏ qua khâu thẩm định tư cách pháp lý hoặc thẩm định không kỹ lưỡng, quá trình gia nhập, góp vốn và sở hữu một phần startup sẽ phát sinh nhiều rủi ro pháp lý, thậm chí rủi ro nghiêm trọng sau đó.

Vốn đầu tư từ các Angel Investor có thể được xem là tài sản riêng hoặc tài sản được ủy thác quản lý, sử dụng và có thể được định đoạt trong quá trình đầu tư.

Các bên cần loại trừ các khả năng như nguồn vốn đầu tư thu được từ hoạt động bất hợp pháp, nguồn vốn do phạm tội mà có… thông qua việc kiểm tra, đối chiếu và xác định sự minh bạch nguồn vốn. Đối với Angel Investor thì càng phải thực hiện việc này, bởi nguồn vốn cá nhân thường phức tạp hơn nhiều.

Về việc sử dụng nguồn vốn, các bên cần kiểm tra tính khả thi và chiến lược kinh doanh của dự án đầu tư để đảm bảo rằng nguồn tiền sẽ được sử dụng hiệu quả và đúng mục đích mà các bên đã cam kết. NĐT luôn cần có sự kiểm tra, xác minh và làm rõ nguồn tiền đã góp và tổng thể nguồn vốn hiện tại của startup qua những sổ sách, báo cáo tài chính hoặc qua những nhân sự thuộc quyền quản lý.

Các NĐT cần đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng hợp đồng quy định đầy đủ, chi tiết, chặt chẽ sao cho vừa phù hợp với quy định của pháp luật, vừa bảo vệ được quyền và lợi ích của mỗi bên.

Vấn Đề Pháp Lý Khi Góp Vốn Vào Doanh Nghiệp Khởi Nghiệp? 3

Để phòng tránh các rủi ro pháp lý cơ bản trong hợp đồng, các điều khoản pháp lý cần được luật sư hoặc chuyên gia có kinh nghiệm tư vấn để “hoạch định luật chơi” một cách chi tiết và khoa học.

Một số điều khoản quan trọng các bên cần lưu tâm là: Điều khoản sử dụng nguồn vốn, điều khoản chống pha loãng trong đầu tư; quyền ưu tiên mua bán khi có NĐT mới và điều khoản bảo mật thông tin.

Tham chiếu đến Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp hiện hành, hợp đồng góp vốn đầu tư ở dạng này có thể thể hiện dưới dạng hợp đồng hợp tác đầu tư (BBC) có đăng ký với cơ quan chức năng, hoặc hợp đồng góp vốn ban đầu để có thể hình thành pháp nhân nếu chưa thành lập DN, hoặc hợp đồng mua bán cổ phần, phần vốn góp để thể hiện rõ sự thỏa thuận về quyền và trách nhiệm của các bên.

Tóm lại, các startup và các Angel Investor cần biết và hiểu được các vấn đề pháp lý cơ bản, “luật chơi” và các phương án giải quyết hợp pháp khi có vướng mắc phát sinh để tránh các rủi ro pháp lý cơ bản và đảm bảo tính hợp pháp kênh đầu tư kinh doanh đầy tiềm năng này.

Mặc dù hiện nay ở Việt Nam không có nhiều luật sư chuyên về startup, tuy nhiên, các bên có thể tìm các cố vấn pháp lý thường xuyên hoặc đi theo từ giai đoạn ban đầu khi bắt đầu quá trình đầu tư để hạn chế các rủi ro không đáng có.

Theo Luật sư Nguyễn Văn Lộc – Chủ tịch LP Group / Doanh nhân Sài Gòn

 

BẢN TIN KHỞI NGHIỆP TRẺ

Đăng ký thành công

Có lỗi xảy ra

DMCA.com Protection Status
Back to top button

BẢN TIN KHỞI NGHIỆP TRẺ - STARTUP VIỆT NAM

Đăng ký thành công

Có lỗi xảy ra

%d bloggers like this: