Khởi Nghiệp Trẻ ✅ Chuyên trang Khởi Nghiệp & Quản trị kinh doanh
EZO Media - Đối tác Digital Marketing cho Startup Việt
  • Trang chủ
  • Khởi Nghiệp
    • Tin khởi nghiệp
    • Kiến thức khởi nghiệp
    • Câu chuyện khởi nghiệp
  • Quản trị
    • Quản trị kinh doanh
    • Kỹ năng nghề nghiệp
    • Kỹ năng sống
    • Kỹ năng mềm
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Thương mại
    • Thương mại điện tử
    • Nhân vật
      • Doanh nhân
      • Suy ngẫm
      • Góc nhìn
  • Marketing
    • Content Marketing
    • Email Marketing
    • Mobile Marketing
    • Phát triển Thương hiệu
    • Video Marketing
    • Social Media
      • Viral Marketing
      • Facebook Ads
      • Facebook Tips
      • Facebook Trends
  • Pháp lý
    • Luật Doanh nghiệp
    • PL cần biết
    • PL Đời Sống
  • Công nghệ
    • Kiến thức
    • Thủ thuật
    • Đánh giá
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Khởi Nghiệp
    • Tin khởi nghiệp
    • Kiến thức khởi nghiệp
    • Câu chuyện khởi nghiệp
  • Quản trị
    • Quản trị kinh doanh
    • Kỹ năng nghề nghiệp
    • Kỹ năng sống
    • Kỹ năng mềm
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Thương mại
    • Thương mại điện tử
    • Nhân vật
      • Doanh nhân
      • Suy ngẫm
      • Góc nhìn
  • Marketing
    • Content Marketing
    • Email Marketing
    • Mobile Marketing
    • Phát triển Thương hiệu
    • Video Marketing
    • Social Media
      • Viral Marketing
      • Facebook Ads
      • Facebook Tips
      • Facebook Trends
  • Pháp lý
    • Luật Doanh nghiệp
    • PL cần biết
    • PL Đời Sống
  • Công nghệ
    • Kiến thức
    • Thủ thuật
    • Đánh giá
No Result
View All Result
Khởi Nghiệp Trẻ ✅ Chuyên trang Khởi Nghiệp & Quản trị kinh doanh
Trang chủ Khởi Nghiệp | Startup Câu chuyện khởi nghiệp

Chia sẻ của Founder GotIt – Ứng dụng giáo dục trên di động

bởi Tibi Nguyen
10/02/2016
min read16 min
0
0
Chia sẻ FacebookChia sẻ LinkedIn

Trần Việt Hùng – một trong những Founder Việt hiếm hoi tại Silicon Valley của Mỹ đã xây dựng một ứng dụng giáo dục dựa trên mô hình nền kinh tế chia sẻ. “Đôi khi bạn ngồi uống cà phê và kệ thời gian trôi. Nếu khoảng thời gian ấy đủ 10 phút, bạn hoàn toàn có thể kiếm tiền trên GotIt!”, anh Hùng chia sẻ.

Bài liên quan

Khởi nghiệp bằng cách tự làm nhà rồi bán trong thời Covid-19

Startup HouseCare: Xuất phát chậm nhưng chiến lược kinh doanh bền vững vẫn có thể thành công

5 vấn đề pháp lý mà các nhà sáng lập cần chú ý khi khởi nghiệp

  • Ứng dụng việt Whypay, quản lý cước phí điện thoại
  • Ứng dụng mua sắm trên di động nở rộ

Chia sẻ của Founder GotIt - Ứng dụng giáo dục trên di động 1

GotIt! là một ứng dụng giáo dục trên điện thoại (Mobile Apps) được xây dựng trên nền tảng hỏi – đáp. Ứng dụng Việt này hiện đang đứng số 8 trong Top 10 ứng dụng giáo dục trên Apps Store tại Mỹ.

P.V đã có buổi nói chuyện với anh Trần Việt Hùng – cựu nghiên cứu sinh Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) ngành Khoa học Máy tính, Đại học Iowa, Founder của GotIt! để tìm hiểu thêm về Startup này.

Hiện tượng Việt Nam trên vùng đất khởi nghiệp của Mỹ

* Xin anh chia sẻ ý tưởng tạo ra GotIt!?

Mỗi người chúng ta hàng ngày hỏi người khác rất nhiều thứ. Một ngày bạn hỏi đồng nghiệp bao nhiêu câu hỏi? Có bao nhiêu câu hỏi bạn phải vào Google tìm kiếm?

Nếu tìm trong Google: Hiện Google có quá nhiều thông tin và kết quả trả về nhiều khi phải mất tới 30 phút để tìm ra câu trả lời mong muốn. Nhiều khi với câu hỏi cực kỳ chi tiết, Google không thể tìm được.

Nếu hỏi bạn bè, đồng nghiệp: Có người biết, có người không. Hoặc có những người có thời gian, có người không.

Với GotIt!, mục tiêu chính của chúng tôi là xây dựng một platform (nền tảng – PV) để khi user (người dùng) có bất kỳ câu hỏi gì, hệ thống sẽ kết nối user với một chuyên gia nào đó ở bất kỳ đâu trên thế giới, một người giỏi nhất trong lĩnh vực user đó hỏi. Sau đó, user và chuyên gia có thể chat với nhau trong vòng 10 phút để có được câu trả lời cho user.

Chia sẻ của Founder GotIt - Ứng dụng giáo dục trên di động 2

Chúng tôi đang nỗ lực xây dựng một mạng lưới chuyên gia trong rất nhiều lĩnh vực và lúc nào cũng available (sẵn sàng – PV) để giúp người hỏi có được câu trả lời trong thời gian ngắn nhất có thể.

* User có thể kết nối với các chuyên gia ở bất kỳ đâu trên thế giới? Xin anh chia sẻ số lượng chuyên gia hợp tác với GotIt!, và các chuyên gia này đến từ bao nhiêu quốc gia?

Hiện tôi chưa có con số chính thức. Ước tính số lượng chuyên gia của GotIt! vào khoảng 20.000 – 30.000 chuyên gia ở khắp các nơi trên thế giới, tập trung nhiều ở Philippines, Ấn Độ, Nam Phi, Đông Âu, Mỹ…

Hiện ở Việt Nam, trong lần về nước mới đây, tôi đang kết hợp với một số giảng viên trong nước giỏi tiếng Anh để thử xây dựng đội ngũ chuyên gia ngay tại Việt Nam xem sao, vì đây là cơ hội tương đối tốt để mọi người kiếm thêm thu nhập. Mặc dù vẫn đang thí nghiệm nhưng có thể tương lai Việt Nam sẽ là nơi có nhiều chuyên gia.

* Ý anh là chuyên gia có thể kiếm thêm thu nhập?

Mục đích của GotIt! chính là tận dụng thời gian rảnh của bạn. Ví như một ngày bạn có cực kỳ nhiều khoảng thời gian 10phút và không biết làm gì. Đôi khi bạn ngồi uống cafe và kệ thời gian trôi. Nếu khoảng thời gian ấy đủ 10 phút, bạn hoàn toàn có thể kiếm tiền trên GotIt!.

Có một chuyên gia tại Philippines có thể kiếm được 150 – 160 USD/tuần. Người làm ít hơn thì 500 USD/tháng. Có bạn làm nhiều hơn thì kiếm thêm được 750 USD/tháng.

Tôi thấy đây là cơ hội tương đối tốt và muốn thử xem ở Việt Nam mọi người có thể tham gia được không. Vì trong lĩnh vực giáo dục, kể cả các sinh viên nước mình, khả năng về Toán và Khoa học Tự nhiên tương đối ổn, dù tiếng Anh chưa ổn lắm. Chúng tôi cũng cố gắng đào tạo và hướng dẫn mọi người để khi mọi người đạt đến mức tiếng Anh cơ bản có thể làm việc được.

* Nguồn thu của GotIt! đến từ đâu? Users có phải trả phí cho dịch vụ này?

Mô hình của GotIt! là Freemium (miễn phí các dịch vụ cơ bản – PV). Khi bạn download, GotIt! sẽ cho bạn một số credit để có thể hỏi một số câu hỏi miễn phí. Khi hết lượng credit này, bạn phải mua thêm credit để hỏi tiếp.

Mặc dù phát triển rất tốt, GotIt! vẫn đang trong giai đoạn thí nghiệm để có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo. Ví dụ thí nghiệm về mức giá, khả năng giữ chân người dùng, khả năng tương tác với người dùng,… Doanh thu từ người dùng hiện tại chưa phải là nguồn thu chính. Chi phí hoạt động của GotIt! là từ nguồn vốn đầu tư từ các nhà đầu tư cá nhân và các quỹ đầu tư mạo hiểm ở Silicon Valley.

* GotIt! đã gọi vốn đến vòng nào?

GotIt! chuyển sang Silicon Valley từ tháng 10/2013 để phát triển sản phẩm và xây dựng đội ngũ. Hiện tại GotIt! đã huy động vốn qua các vòng: Angel, Seed, và Series A. Các nhà đầu tư của GotIt! cũng chính là những người đã đầu tư vào các công ty tạo ra các sản phẩm thay đổi thế giới như Tesla Motor, SpaceX, và PlanetLabs. Họ tin tưởng rằng GotIt! sẽ là “next big thing” khi GotIt! cung cấp nhiều dịch vụ ở các lĩnh vực vượt ra ngoài Giáo dục.

  • Xem thêm: 3 cách gọi vốn thông dụng dành cho Starup

Không phải trở thành Apps số 1, đem đến trải nghiệm tốt cho người dùng mới là mục tiêu hướng đến

Chia sẻ của Founder GotIt - Ứng dụng giáo dục trên di động 3
Trần Việt Hùng (mặc áo sọc ngồi giữa).

* Đâu là thời điểm khó khăn nhất của anh khi là người lãnh đạo công ty? Giai đoạn bắt đầu khởi nghiệp có phải giai đoạn khó khăn nhất?

Tôi thấy lúc nào cũng khó khăn. Startup không phải lúc nào cũng dễ dàng, cool, và hào nhoáng như nhiều người tưởng tượng. Startup vốn như một chiếc tàu lượn siêu tốc, lên – xuống và lao đi với tốc độ chóng mặt. Nhiều khi không có đủ các thông tin cần thiết nhưng vẫn phải chọn một phương án tốt nhất để ra quyết định, và chấp nhận rủi ro là bị thất bại.

Ngoài ra, tôi từ Việt Nam sang du học rồi ở lại chứ không phải ở Mỹ từ nhỏ, nhiều khi có những khó khăn nhất định về mặt văn hóa, giao tiếp, cách làm việc…Ví dụ: Mindset của người Việt và Silicon Valley nhiều lúc rất khác nhau. Tôi phải làm sao để rút khoảng cách đó lại. Nếu không, làm sao có thể thuyết phục và thu hút người giỏi về làm việc cho mình, đặc biệt là làm sao để những người đang có chỗ làm cực tốt, công việc cực xịn từ bỏ chỗ làm hiện tại để theo mình.

Nhìn từ bên ngoài công ty thì bạn sẽ thấy mọi việc cực kỳ trôi chảy. Hôm nay có được người này về công ty, ngày mai có người kia về công ty. Nhưng đó là cả một quá trình khó khăn ngay cả đối với founder là người bản địa, chứ đừng nói là một founder người Việt trên đất Mỹ. Ngoài ra các startup cũng phải cạnh tranh với các công ty lớn như Google, Facebook, Apple… với nguồn lực vô tận để tuyển nhân tài. Ở Silicon Valley mọi người hay dùng thuật ngữ là “Chiến tranh Nhân Tài” (Talent War)

Thứ nữa, thế hệ mới gần như chưa có founder người Việt nào thành công vang dội ở Silicon Valley, chưa xây dựng được một “tiền lệ”. Khi bạn gọi vốn gọi một vòng vốn nhỏ như mấy chục nghìn USD hoặc vài trăm nghìn USD, các nhà đầu tư sẽ khôngquá khắt khe, nhưng khi gọi nhiều triệu USD, các quỹ đầu tư mạo hiểm (VC) sẽ xem xét rất kỹ: Công ty đã cực hot chưa, nếu chưa thì background của founder thế nào, trong team đã có ai thành công hay chưa… Họ có rất nhiều thông số nhìn vào để đánh giá, một trong số đó là các “tiền lệ”.

  • Xem thêm: Khởi nghiệp Việt: Thiếu kế hoạch bức phá

* Xây dựng một mô hình tương đối mới, lại là một founder người Việt. Anh có gặp khó khăn khi gọi vốn?

Gọi vốn cũng tùy vòng. Những vòng gọi vốn nhỏ hay gọi vốn ban đầu thì đơn giản hơn.Các nhà đầu tư ở Silicon Valley như Angel Investors (nhà đầu tư thiên thần – PV) thường bỏ tiền vào các loại công ty khác nhau để giảm thiểu rủi ro. Nhiều khi chỉ cần thấy ý tưởng, nói chuyện với founder và team thấy ổn, thị trường có vẻ có đầu ra thì sẽ đầu tư ngay.

Còn đến đoạn gọi vốn lớn từ các VC Firm thì họ sẽ đánh giá rất kỹ với một check list rất dài. Khi mọi thứ đều ổn, lúc ấy mới tính đến việc đầu tư.

Ở Silicon Valley, các VC firm được chia ra theo từng thứ hạng khác nhau.

– Tier 1 là những quỹ hàng đầu, với tỷ lệ thành công cao. Hầu hết là công ty lớn.

Với Tier 1, người ta nhìn những cái gì cực kỳ đột phá, crazy, người ta nhìn những gì có thể thành next Google, next Facebook, người ta phải nhìn thấy những công ty này có khả năng thành unicorn (Startup Kỳ lân – PV). Điều kiện các VC đưa ra cũng cực ngặt nghèo. Họ check đủ mọi thứ từ ý tưởng, sản phẩm, thị trường, founder và team, và họ check cực cực kỳ kỹ.

– Tier 2: Họ có thể OK với 100 triệu USD exit hay 200 triệu USD exit. Điều kiện vẫn là ý tưởng, sản phẩm, thị trường, founder và team, nhưng độ sâu đến đâu tùy theo công ty.

– Cuối cùng là các thể loại. Có nhiều người nhiều tiền đầu tư theo kiểu “vãi tiền”. Họ cứ thấy công ty nào có vẻ ổn ổn là đầu tư.

Với GotIt! chúng tôi nhắm tới các quỹ ở Tier 1 và được họ đầu tư. Đạt được cột mốc này rất quan trọng đối với công ty vì:

Một là, thuyết phục được các quỹ Tier 1 thì mình có thêm xác nhận về tiềm năng lớn của công ty.

Hai là, chúng tôi muốn“smart money”. Cái nhà đầu tư giúp mình không chỉ là tiền, mà còn có thể giúp nhiều thứ. Họ đầu tư vào rất nhiều công ty, có thể dễ dàng nhìn ra nhiều lỗi. Họ có thể chuyển giao kiến thức từ công ty này sang công ty khác, giới thiệu nhân tài, và các mối quan hệ. Ngoài ra họ còn liên tục thử thách các kế hoạch kinh doanh của mình dẫn tới việc mình phải dành nhiều thời gian và công sức hơn để có một kế hoạch thấu đáo. Tất cả những giúp đỡ như thế nàybên ngoài tiền vốn sẽ giúp tỷ lệ thành công của công ty cao hơn

Ba là, các quỹ Tier 1 có tầm nhìn dài hạn hơn trong chiến lược của họ, khi công ty phát triển không theo ý muốn. Các nhà đầu tư sẽ giúp mình làm sao vượt qua khó khăn ấy, chứ không như các đơn vị khác: Sa thải ngay CEO và tìm cách bán công ty gỡ gạc lại các khoản đã đầu tư.

Để chọn và thuyết phục các quỹ như ý muốn của mình, chúng tôi phải có các chiến lược cực cụ thể trong việc huy động vốn.

  • Xem thêm: Làm thế nào để startup sống sót được qua năm đầu tiên

* Đâu là thị trường mà anh và GotIt! hướng tới?

Trong một vài năm tới, chúng tôi tập trung vào các thị trường chính là Bắc Mỹ và châu Âu.

Song song, chúng tôi cũng bắt đầu thử tìm hiểu xem có thể cung cấp ứng dụng để mở rộng sang các thị trường khác. Ví dụ như Nhật Bản và Hàn Quốc chẳng hạn. Chi phí đầu tư cho giáo dục không chính thức như học ở nhà, học ngoài giờ, học gia sư… tương đối nhộn nhịp. Nhưngkhi vào một đất nước có ngôn ngữ khác, văn hóa khác, chúng tôi phải dành thời gian tìm hiểu và điều chỉnh sản phẩm cho phù hợp

Hay như Trung Quốc, hiện có rất nhiều tập đoàn giáo dục của Trung Quốc muốn hợp tác để đưa ứng dụng này về Trung Quốc. Nhưng cũng như các thị trường châu Á khác, chúng tôi chưa có đủ thời gian và nhân lực để tìm hiểu, cũng như để xây dựng sản phẩm sao cho phù hợp với người dùng bản địa.

Mục tiêu của GotIt! app là khi bật lên ở đâu thì từ giao diện và thao tác phải làm sao để phù hợp với người dùng bản địa. Với kinh nghiệm làm apps của các thành viên của công ty, chúng tôi thấy rằng không phải ở đâu người dùng cũng có sở thích và thói quen thao tác giống nhau. Nếu muốn sản phẩm của mình thành winner phải dành cực kỳ nhiều thời gian để tìm hiểu sở thích người dùng và cách người ta sử dụng apps của mình như thế nào.

* Đấy cũng là lý do anh chưa xác định Việt Nam là thị trường mục tiêu?

Chưa. Hiện giờ, chúng tôi chưa nghĩ đến việc đi ra khỏi thị trường các nước nói tiếng Anh.

Chia sẻ của Founder GotIt - Ứng dụng giáo dục trên di động 4
GotIt! mới đây đã thành lập văn phòng đại diện đặt tại Hà Nội.

* Các công ty khởi nghiệp thường giữ bí mật về doanh thu và lợi nhuận. GotIt! thì sao?

Thực sự thì chúng tôi còn lỗ dài dài (cười).

Một trong những quyết định khó khăn của tôi là: Phải làm sao để cân bằng giữa tốc độ phát triển và doanh thu.

Nếu muốn chỉ kiếm tiền và không quan tâm nhiều đến tăng trưởng thì chỉ có thể xây dựng doanh nghiệp nhỏ và yên tâm kiếm tiền. Còn muốn thu hút nhiều người dùng thì giống như đi chiếm đất, càng nhiều người dùng càng tốt thì nhiều khi phải tạm thời bỏ qua việc kiếm tiền và quay lại sau này khi đã có một lượng lớn người dùng.

Chúng tôi phải điều chỉnh một tỷ lệ thế nào đấy để có tốc độ tăng trưởng tốt để thu hút một lực lượng người dùng cực kỳ lớn, và cũng đồng thời có thí nghiệm tính toán làm sao để có được lợi nhuận về lâu dài. Đấy là một quyết định cực khó khăn.

* Nhưng anh đã lên kế hoạch thời điểm nào GotIt! sẽ đạt đến điểm hòa vốn?

Startup nhiều khi không thể lên kế hoạch trước được quá 3 tháng. Nhưng trong kế hoạch 12-18 tháng, GotIt! có thể đạt đến điểm hòa vốn.

* GotIt! đang giữ vị trí số 8 trong Apps giáo dục tại Mỹ. Anh có đặt mục tiêu đưa GotIt! lên vị trí số 1?

Thực sự chúng tôi không muốn GotIt! lên số 1. Bạn biết tại sao không?

Muốn lên số 1 thì chúng tôi đã lên số 1 từ lâu. Khi mở rộng quy mô, chúng tôi cần phải cân bằng mở rộng quy mô cả 2 phía: Phía chuyên gia và phía sinh viên (hay users). Nhiều khi mở rộng quy mô phía chuyên gia thì tốn tiền mà không cần thiết. Những lúc như thế phải đảm bảo để xếp hạng này không vượt lên.

Nếu GotIt! lên Top 3, hay Top 1 mà không mở rộng đội ngũ chuyên gia kịp, khi đó người dùng không có trải nghiệm tốt, đấy là cái hại nhiều hơn lợi.

* GotIt! đã là Startup Kỳ lân?

Để trở thành Unicorn,định giá của công ty phải lên đến hàng tỷ USD. GotIt! về tiềm năng thì có thể, nhưng con số hiện tại thì chưa.

* Tương lai gần thì sao?

Hoàn toàn có thể. Riêng thị trường gia sư (tutoring) toàn cầu là 102 tỷ USD, tiềm năng rất lớn. Hơn nữa, mọi người thấy mô hình này cực phù hợp với giới trẻ bay giờ. Các lĩnh vực khác ngoài giáo dục còn sôi động hơn nữa.

Ban đầu chúng tôi cũng đã rất mất thời gian để lựa chọn xem ứng dụng nào là ứng dụng đầu tiên sẽ xây dựng, ứng dụng nào có tiềm năng thị trường tốt và dịch vụ thì không ai có thể bắt chước được, đồng thời có thể phù hợp với người dùng toàn cầu. Và chúng tôi đã chọn giáo dục.

* Hiện tại Team của GotIt! thế nào?

GotIt!có tất cả 30 nhân viên trong đó 20 người ở văn phòng chính ở Silicon Valley đều là các “cựu binh” từ Google, GREE, Lyft, Oracle,… và 10 kỹ sư phần mềm ở văn phòng Hà nội là những người từng xây dựng các hệ thống rất lớn ở Việt nam. Do tốc độ tăng trưởng nhanh nên GotIt! đang tích cực mở rộng team. Riêng ở Hà nội GotIt! mới đầu tư văn phòng mới để tăng gấp đôi số kỹ sư trong vòng 6 tháng tới.

* Xin cảm ơn anh!

Theo Trí Thức Trẻ

Xem thêm:

Buy JNews Buy JNews Buy JNews
QUẢNG CÁO
  • 6 điều lưu ý khi bắt tay vào khởi nghiệp
  • 4 chữ S cần lưu ý khi khởi nghiệp kinh doanh
  • 7 lý do khiến khởi nghiệp thất bại và cách khắc phục
Share9Share

Tibi Nguyen

BÀI HAY NÊN XEM

Khởi nghiệp bằng cách tự làm nhà rồi bán trong thời Covid-19
Câu chuyện khởi nghiệp

Khởi nghiệp bằng cách tự làm nhà rồi bán trong thời Covid-19

15 giờ ago
Startup HouseCare: Xuất phát chậm nhưng chiến lược kinh doanh bền vững vẫn có thể thành công
Câu chuyện khởi nghiệp

Startup HouseCare: Xuất phát chậm nhưng chiến lược kinh doanh bền vững vẫn có thể thành công

2 ngày ago
5 vấn đề pháp lý cần biết khi quyết định khởi nghiệp kinh doanh
Luật Doanh nghiệp

5 vấn đề pháp lý mà các nhà sáng lập cần chú ý khi khởi nghiệp

1 tuần ago
Khi các tập đoàn quốc gia khởi nghiệp tại một quốc gia mới có những khó khăn thách thức gì?
Doanh nhân

Khi các tập đoàn quốc gia khởi nghiệp tại một quốc gia mới có những khó khăn thách thức gì?

1 tuần ago
Alibaba dự định “chơi lớn” đầu tư 3 tỷ USD vào Grab
Câu chuyện khởi nghiệp

Alibaba dự định “chơi lớn” đầu tư 3 tỷ USD vào Grab

2 tuần ago
Người thành công làm gì vào thời gian rảnh?
Tin mới

“Thời gian là vàng là bạc” điều mà người khởi nghiệp nào cũng cần khắc cốt ghi tâm

2 tuần ago
Xem thêm

BẢN TIN KHỞI NGHIỆP TRẺ

Đăng ký thành công

Có lỗi xảy ra

Bài nên xem

Quán nhậu siêu tốc, ít tốn công ở Sài Gòn

Quán nhậu siêu tốc, ít tốn công ở Sài Gòn

29/10/2015
Người trẻ và tư duy “tập khách hàng”

Người trẻ và tư duy “tập khách hàng”

26/10/2017
Điện thoại đã biến cuộc sống con người trở nên thế nào?

Điện thoại đã biến cuộc sống con người trở nên thế nào?

09/12/2015
Một mình đạp xe mây tre từ TP.HCM đến… Ấn Độ

Một mình đạp xe mây tre từ TP.HCM đến… Ấn Độ

10/10/2015
5 yếu tố tạo nên văn hóa doanh nghiệp… tệ hại

5 yếu tố tạo nên văn hóa doanh nghiệp… tệ hại

02/01/2018
Các sếp lớn ngủ dậy lúc mấy giờ?

Các sếp lớn ngủ dậy lúc mấy giờ?

26/02/2014
Câu chuyện doanh nghiệp đằng sau các logo động vật

Câu chuyện doanh nghiệp đằng sau các logo động vật

27/02/2016

Bài xem nhiều

  • 80% các CEO khởi nghiệp bằng nghề sale: Nếu mới đặt chân vào lĩnh vực này, đây là 5 bài học bạn nhất định cần biết - Ảnh 1.

    CEO là gì? CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO là gì? Có quyền hạn như thế nào?

    4 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Đồng dao – Chú cuội ngồi gốc cây đa

    12 shares
    Share 12 Tweet 0
  • Khởi nghiệp là gì? Startup là gì? 8 yếu tố mà người khởi nghiệp trẻ cần có

    209 shares
    Share 209 Tweet 0
  • Khởi nghiệp kinh doanh từ 2 bàn tay trắng, bạn cần gì?

    754 shares
    Share 754 Tweet 0
  • [Truyện tranh] Sự tích Chú Cuội cung trăng

    1 shares
    Share 1 Tweet 0
  • 20 ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên miền Trung

    1 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Báo cáo Hành vi Người tiêu dùng Online Việt Nam 2016

    5 shares
    Share 5 Tweet 0
Khởi Nghiệp Trẻ ✅ Chuyên trang Khởi Nghiệp & Quản trị kinh doanh

Khởi Nghiệp Trẻ ✅ Chuyên trang Khởi Nghiệp & Quản trị kinh doanh: Nơi cung cấp các tin tức & kiến thức lĩnh vực khởi nghiệp, quản trị doanh nghiệp... Mọi thông tin liên lạc xin gửi về email [email protected]

Đặt link QC: [email protected]

Khởi nghiệp trẻ - Khởi nghiệp là gì? Startup là gì? - CEO là gì? - Khởi nghiệp Startup - Shop Japusan - Kỹ Năng Việt - Thể Thao Du Lịch - EZO Media - khởi nghiệp từ tay trắng - ý tưởng khởi nghiệp - ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh - thẻ căn cước công dân - Tư Duy Logic

© 2015 Khởi Nghiệp Trẻ - Một dự án của EZO MEDIA - Digital Marketing Agency.
Khoinghieptre.vn đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm, trong khi chờ xin giấy phép.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Khởi Nghiệp
    • Tin khởi nghiệp
    • Kiến thức khởi nghiệp
    • Câu chuyện khởi nghiệp
  • Quản trị
    • Quản trị kinh doanh
    • Kỹ năng nghề nghiệp
    • Kỹ năng sống
    • Kỹ năng mềm
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Thương mại
    • Thương mại điện tử
    • Nhân vật
      • Doanh nhân
      • Suy ngẫm
      • Góc nhìn
  • Marketing
    • Content Marketing
    • Email Marketing
    • Mobile Marketing
    • Phát triển Thương hiệu
    • Video Marketing
    • Social Media
      • Viral Marketing
      • Facebook Ads
      • Facebook Tips
      • Facebook Trends
  • Pháp lý
    • Luật Doanh nghiệp
    • PL cần biết
    • PL Đời Sống
  • Công nghệ
    • Kiến thức
    • Thủ thuật
    • Đánh giá

© 2015 Khởi Nghiệp Trẻ - Một dự án của EZO MEDIA - Digital Marketing Agency.
Khoinghieptre.vn đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm, trong khi chờ xin giấy phép.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In

BẢN TIN KHỞI NGHIỆP TRẺ - STARTUP VIỆT NAM

Đăng ký thành công

Có lỗi xảy ra