4 điều cần chuẩn bị về tài chính để khởi nghiệp thành công
Theo Business Insider, nếu bạn đang có ý định bỏ công việc hiện tại để bắt đầu kinh doanh, việc chuẩn bị về tài chính để khởi nghiệp thành công sẽ là một bước cực kỳ quan trọng.
- Lời khuyên tài chính để khởi nghiệp thành công
- Ông cụ 71 tuổi khởi nghiệp trồng cây quý hiếm thu nhập khủng
Theo dữ liệu thu thập được của Cục điều tra dân số, đơn đăng ký thành lập doanh nghiệp đã bùng nổ kể từ mùa thu năm 2020.
Con đường khởi nghiệp có thể đạt được nhiều thành công lớn hơn nhiều so với việc tiếp tục với công việc làm nhân viên truyền thống. Nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả mọi người đều phù hợp với việc này.
Nếu bạn muốn bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình, việc chuẩn bị tài chính cho bản thân sẽ là một bước cực kỳ quan trọng, cho phép bạn đủ điều kiện để tìm kiếm thành công cho riêng mình.
Dưới đây là một số điều cần làm trước khi nghỉ việc để bắt đầu kinh doanh.
4 Chuẩn bị về tài chính để khởi nghiệp thành công
1. Xem xét tình hình tài chính của bản thân ở hiện tại
Kiểm tra về tình hình tài chính cá nhân có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về điểm yếu cũng như là điểm mạnh của bạn nằm ở đâu và hành động nào có thể thực hiện ngay bây giờ để củng cố vị thế của mình trước khi mạo hiểm bắt đầu kinh doanh.
Bạn cần trả lời câu hỏi có một quỹ khẩn cấp hay một số loại dự trữ tiền mặt không?
Các khoản nợ tiêu dùng của bạn đã được trả hết chưa? Nếu bạn có nhiều khoản nợ trong các khoản vay sinh viên kếch xù hoặc thẻ tín dụng hãy lập kế hoạch trả những khoản đó trước, đây có thể là bước đi chính xác giúp bạn không phải chịu nhiều gánh nặng cùng với những căng thẳng và thách thức khi khởi nghiệp.
Bạn có nhiều trách nhiệm về tài chính của bản thân cần phải xem xét khi bắt đầu kinh doanh không? Điều này cũng cần phải được tính toán cẩn thận. Một người độc thân và đang đi thuê nhà có thể gặp nhiều rủi ro hơn một doanh nhân với đầy tham vọng – người đã kết hôn, có con và cuộc sống ổn định.
Bạn phải lập kế hoạch thật kỹ càng hơn hoặc xem xét các trường hợp khác nhau để đạt được mục tiêu cuối cùng, mục tiêu là giảm bớt tối đa mức độ rủi ro.
2. Xác định được “Runway”
Runway là khoảng thời gian cho tới khi doanh nghiệp tiêu hết vốn, thông thường được đo bằng đơn vị tháng.
Hai khía cạnh quan trọng cần xét đến nếu muốn bắt đầu việc kinh doanh là:
– Biết khi nào Runway sắp kết thúc và đến lúc bảo lãnh để tránh những tổn hại về tài chính trong tương lai.
– Cần phải ước tính mức chi phí hàng tháng của doanh nghiệp trong thời gian tới, xem rằng với lượng vốn định gọi và lượng vốn hiện có, doanh nghiệp sẽ tồn tại được bao lâu.
Hiểu những điều này có thể giúp bạn lập kế hoạch một cách tốt hơn và từ đó đưa ra quyết định sáng suốt thông minh.
Ví dụ, nếu bạn biết khoản vốn điều hành doanh nghiệp chỉ có thể duy trì trong 6 tháng, thì doanh nghiệp của bạn cần phải tạo ra lợi nhuận trước thời gian đó nếu muốn tiếp tục mà không phải chịu các khoản nợ.
3. Ước tính các nguồn vốn và các khoản chi phí
Làm việc chăm chỉ và thực hiện đúng với mục tiêu và giá trị đề ra sẽ giúp bạn đi được một chặng đường dài. Tuy nhiên, bạn cũng cần một vài hỗ trợ dưới dạng vốn hoặc tài sản, để doanh nghiệp có thể hoạt động trơn tru.
Có rất nhiều cách giúp quản lý chi phí khi khởi nghiệp hiệu quả, cụ thể và đơn giản là làm mọi cách nhằm thu hút các nhà đầu tư, những người sẽ cung cấp nguồn vốn cho doanh nghiệp của bạn.
Bạn có đủ tài chính để duy trì doanh nghiệp trong một vài tháng cho đến khi tạo ra doanh thu, hay bạn sẽ cần phải thông qua các nhà đầu tư? Bạn có gia đình hay bạn bè có thể hỗ trợ không?
Trong giai đoạn lập kế hoạch tài chính này, điều quan trọng nhất là ước tính chính xác chi phí vận hành ban đầu và xác định các nguồn vốn tài trợ tiềm năng.
4. Bổ sung những kế hoạch dự phòng vào chiến lược tổng thể
Để đối mặt với những khó khăn hoặc các sự cố không thể lường trước, bạn cần phải linh hoạt và chủ động trong việc xây dựng kế hoạch. Có ít nhất một kế hoạch dự phòng là chìa khóa để bạn biết cách đối mặt nếu mọi thứ không diễn ra chính xác như bạn mong đợi.
Hãy vạch ra một vài tình huống khác nhau và cách bạn ứng phó và xửu lý tình huống đó. Điều này sẽ giúp bạn chỉ cần tập trung xử lý nếu những tình huống đó xảy ra và sẽ không cần phải tốn thời gian, sức lực hay tiền bạc để tìm ra cách xử lý.
Kết hợp tất cả những yếu tố trên sẽ giúp bạn vẽ nên một bức tranh tổng thể những gì cần làm khi bắt đầu kinh doanh. Điều này sẽ khác nhau ở mỗi người. Có lẽ bạn nhận ra rằng cần một quỹ khẩn cấp lớn hơn trước khi khởi chạy hay bạn cần dành thêm thời gian để bổ sung kế hoạch dự phòng vào chiến lược tổng thể của mình.
Nguồn vietnam
Gợi ý dành cho bạn:
- Để bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh, cần chuẩn bị gì?
- 4 cách khởi nghiệp kinh doanh ít rủi ro dành cho người mới bắt đầu
BẢN TIN KHỞI NGHIỆP TRẺ
Đăng ký thành công
Có lỗi xảy ra