Dịch vụ đám mây tại Việt Nam được 18% doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đầu tư nhiều nhất vào công nghệ điện toán đám mây (Cloud) , kế đến là an ninh mạng và mâng cấp phần mềm và phần cứng công nghệ thông tin được Cisco thống kê.
- Xin giấy phép thành lập doanh nghiệp để khởi nghiệp phải mất cả tháng
- 6 kiểu bán rẻ sản phẩm người kinh doanh nên tránh
Theo báo cáo về “Chỉ số phát triển kỹ thuật số của doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực châu Á – Thái Bình Dương” của Cisco công bố ngày 4/4, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đang tăng cường đầu tư vào đám mây, an ninh mạng và nâng cấp phần mềm và phần cứng công nghệ thông tin.
Báo cáo được thực hiện dựa trên cuộc khảo sát độc lập với 1.340 doanh nghiệp ở các khía cạnh kinh doanh: tiếp nhận và ứng dụng công nghệ, chiến lược và tổ chức chuyển đổi kỹ thuật số, quy trình và quản lý, khả năng tìm kiếm, quản lý và duy trì nhân lực giỏi phục vụ quá trình số hóa.
Theo báo cáo, đa số các doanh nghiệp ở khu vực ASEAN, ngoại trừ Singapore được xếp vào giai đoạn “Thờ ơ với kỹ thuật số.” Giai đoạn này được định nghĩa là khoảng thời gian mà các nỗ lực kỹ thuật số của doanh nghiệp dừng ở mức phản ứng với thay đổi của thị trường nhiều hơn là phát triển theo các phương thức chủ động.
Các doanh nghiệp khi thực hiện số hóa cũng áp dụng các công nghệ an ninh mạng với 12,7%. Cùng lúc, có 10,7% cho biết họ đang đầu tư vào việc nâng cấp phần mềm và phần cứng công nghệ thông tin.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, doanh nghiệp Việt Nam “số hóa hơn.” Trong đó, đám mây (Cloud) là công nghệ mà các doanh nghiệp đầu tư nhiều nhất (18%). Điều này phù hợp với xu hướng áp dụng điện toán đám mây trên toàn khu vực, bởi công nghệ cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ mở rộng nhanh chóng khi có nhu cầu mà không phải đầu tư nhiều vốn vào cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin.
Tuy nhiên, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam cũng cho biết họ gặp phải các rào cản vì thiếu kỹ năng số và nhân lực (17%), thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để cho phép chuyển đổi kỹ thuật số (16,7%) và thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp (15,7%)…
Khảo sát cũng chỉ ra rằng các sáng kiến của Chính phủ có tác động rõ rệt đến quá trình số hóa của các doanh nghiệp tại Việt. Đa số doanh nghiệp (64%) nói rằng họ nhận biết được các sáng kiến hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của Chính phủ và được hưởng lợi từ các chính sách đó.
Bà Lương Thị Lệ Thủy, Tổng Giám đốc Cisco Việt Nam nhận định: “Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đang số hóa nhanh chóng và khai thác sức mạnh của công nghệ để mở rộng doanh thu đồng thời tiếp cận khách hàng ngày càng rộng hơn, vượt khỏi biên giới địa lý.
Với sự hỗ trợ của Chính phủ và các tập đoàn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ thực sự thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam đến giai đoạn tăng trưởng tiếp theo”.
Minh Sơn – Vietnamplus
BẢN TIN KHỞI NGHIỆP TRẺ
Đăng ký thành công
Có lỗi xảy ra