Kinh doanhThương mại

Đồ cho mẹ và bé: Miếng bánh ngon còn nóng hổi của Việt Nam

Theo Công ty Nghiên cứu thị trường FTA, thị trường sản phẩm và dịch vụ dành cho trẻ em tại Việt Nam có doanh số 2,5 tỷ USD hằng năm và tiềm năng phát triển trong thời gian tới. Đây là miếng bánh triệu đô còn mới và nỏng hổi của Việt Nam.

Theo thống kê của Cục dân số, năm 2015, Việt Nam có khoảng 7,5 triệu trẻ em ở độ tuổi 0-4 tuổi; và 4,3 triệu phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ, chiếm phần đông dân số cả nước.

Nhìn từ khía cạnh kinh doanh, có thể nói Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng cho các dịch vụ kinh doanh các sản phẩm của bà mẹ và trẻ em.

Cũng theo Công ty Nghiên cứu thị trường FTA, thị trường sản phẩm và dịch vụ dành cho trẻ em tại Việt Nam có doanh số 2,5 tỷ USD hằng năm và ngày càng có triển vọng lớn. Nếu tính chung các loại hàng hóa, dịch vụ giáo dục, y tế, giải trí… dành cho trẻ thì quy mô thị trường này lên đến hơn 5 tỷ USD/năm.

Đồ cho mẹ và bé: Miếng bánh ngon còn nóng hổi của Việt Nam

Trong khi các chuỗi bán lẻ F&B, đồ tiện dụng đang cạnh tranh khốc liệt và không ít những tên tuổi đã phải ra đi trong khi thị trường bão hòa thì một ngành hàng mới nổi là bán lẻ các sản phẩm phục vụ bà mẹ và trẻ em đang trở thành miếng bánh ngon còn nóng hổi của thị trường.

Biểu hiện rõ nhất là gần đây, tốc độ và tần suất khai trương các cửa hàng gắn liền với tên tuổi mới như Con Cưng, BiBo Mart, Kids Plaza…ngày một lớn. Song song đó là hàng loạt những trang web, chủ shop offline và online như Beyeu.com và Foreva.vn (webtretho), Babyhop.. cũng đua nhau ra đời.

Trong đó, kênh phân phối sản phẩm mẹ và bé có thể nói đang có ưu thế thuộc về các chuỗi siêu thị với mặt hàng đa dạng và mức độ phủ kín thị trường thần tốc.

Tại thị trường miền Bắc, Bibo Mart và Kids Plaza là 2 cái tên tiêu biểu đang làm điên đảo thị trường. Trong khi Bibo Mart có 36 cửa hàng thì Kids Plaza cũng nhanh chóng lên tới 39 cửa hàng tại Hà Nội. 2 đơn vị này đang cạnh tranh mở rộng chuỗi khá mạnh. Ở đâu có Kids Plaza thì ở đó có Bibo Mart, và ngược lại.

Chiếm những vị trí rất đẹp ở gần bệnh viện, phòng khám và các nhà trẻ, 2 chuỗi siêu thị sản phẩm bà mẹ và trẻ em này đang làm mưa làm gió trên thị trường Hà Nội. Gần đây, những vị trí đắc địa ở dưới những chung cư khu Linh Đàm, Hà Đông… cũng được 2 chuỗi này tận dụng tối đa.

Thị trường sản phẩm và dịch vụ dành cho trẻ em tại Việt Nam có doanh số 2,5 tỷ USD hằng năm và ngày càng có triển vọng lớn.

Không những thế, sau khi gần như phủ kín những mặt bằng đẹp ở Hà Nội, cả hai đã chóng tấn công thị trường miền Nam.

Hiện Kids Palza có 18 cửa hàng tại TP HCM, BiBo Mart đã chạm đến con số 34. Và chắc hẳn không lâu nữa, những cái tên này sẽ quen thuộc tại các thành phố khác và nhiều tỉnh lẻ nữa.

Một mình một chiến tuyến ngay từ những ngày đầu, Con Cưng là cái tên xuất hiện đầu tiên ở thị trường phía Nam khi định hình là chuỗi siêu thị bán lẻ các sản phẩm của mẹ và bé. Các sản phẩm đa dạng như thời trang, đầm bầu, đồ dùng, đồ chơi, phụ kiện, đồ ăn dặm, sữa…

Chỉ trong một thời gian ngắn, Con Cưng đã gây dựng được 86 cửa hàng, trong đó có tới 49 cửa hàng tại TP HCM, 1 tại Đà Nẵng, số còn lại thuộc các tỉnh lân cận. Một nguồn tin cho biết, không lâu nữa, đơn vị này sẽ mở rộng tới thị trường phía Bắc, để phát triển hệ thống lên 200 cửa hàng vào năm sau. Do đó, đây sẽ là đối thủ đáng gờm cho 2 đơn vị đang đóng vai trò là chủ nhà là Bibo Mart và Kids Plaza.

Cũng nhận thấy khoảng trống này, ông lớn VinGroup cũng liên tiếp cho ra mô hình đại siêu thị chuyên cung cấp sản phẩm mẹ và bé cùng với đồ gia đình. Với quy mô hơn 5.000m2, Kids World của Vingroup dự kiến sẽ là mô hình được triển khai trên cả nước trong thời gian sắp tới.

Đồ cho mẹ và bé: Miếng bánh ngon còn nóng hổi của Việt Nam

Nhận thấy, từ những nguồn hàng nhập chủ yếu từ nước ngoài Trung Quốc, Nhật, Hàn, Mỹ… cho thấy mô hình này còn đang trong giai đoạn đầu. Loại sản phẩm tự sản xuất chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Với ngành hàng đồ cho mẹ và bé có đặc thù không quá bị coi trọng bởi giá cả, thay vào đó là chất lượng sản phẩm thì việc các đơn vị chưa tập trung vào sản xuất để giảm giá thành cũng là điều dễ hiểu. Thị trường còn mới và đầy tiềm năng nên đây sẽ là khoảng thời gian lợi thế cho những người đi đầu.

Tuy nhiên, đây cũng là thách thức cho các thương hiệu Việt trong lĩnh vực này. 2 năm trở lại đây, nhiều nhãn hàng nổi tiếng quốc tế đã thâm nhập thị trường Việt Nam để cùng nhau hưởng miếng bánh này. Đó là những thương hiệu như thực phẩm Morinaga, Meiji… trong đó nổi bật trên thị trường là siêu thị của Nhật mang tên Soc&Brothers khi đã mở tới siêu thị thứ 5 tập trung hầu hết tại các TTTM lớn ở Việt Nam.

Hồng Minh | Theo BrandsVietnam

Xem thêm: 5 nguyên tắc khởi nghiệp thành công của tỷ phú Richard Branson

Back to top button