Dự kiến doanh số các cửa hàng thực phẩm tạp hóa trực tuyến tăng 157%, chiếm 6% tổng doanh thu bán hàng tạp hóa nói chung toàn thị trường trong năm nay.
- Nhiều nhà bán lẻ trực tuyến phớt lờ dịch vụ bán hàng
- Thách thức với ứng dụng trực tuyến ngành thực phẩm
Báo cáo kinh doanh thực phẩm trực tuyến 2016 của Internet Retailer cho thấy, thị trường này đang bùng nổ và thúc đẩy thay đổi thói quen chọn nơi mua đồ ăn của người dân. Nhiều công ty trong top 1.000 nhà bán lẻ trực tuyến hàng đầu thế giới đánh giá cao tiềm năng phát triển và lên kế hoạch thâm nhập thị trường béo bở này.
Theo phân tích của ngân hàng đầu tư Morgan Stanley, sau giai đoạn trì trệ, các chuỗi tạp hóa đang tích cực chuyển sang mô hình trực tuyến, mở rộng khả năng giao thương trên mạng. Ví dụ như người dùng có thể đặt hàng online sau đó nhận sản phẩm ở cửa hàng hoặc giao hàng tận nhà qua các dịch vụ giao nhận Instacart hay Shipt. Trong năm 2015, doanh số bán hàng tạp hóa đạt khoảng 690 tỷ USD, theo số liệu từ Bộ Thương mại Mỹ.
Không cần phải khuếch trương diện tích, cửa hàng tạp hóa trực tuyến theo hướng gọn nhẹ, linh động, tìm kiếm cơ hội cung cấp cho người dùng loạt sản phẩm mới như khẩu phần ăn sẵn hay thực phẩm hữu cơ… Chiến lược tiếp thị sáng tạo và chú trọng thu hút khách hàng đã giúp việc kinh doanh thực phẩm trực tuyến phát triển nhanh chóng.
Hiện ngành công nghiệp thực phẩm trực tuyến có sự tham gia của nhiều ông lớn như Amazon, Wal-Mart Stores, chuỗi cửa hàng tạp hóa Kroger và Safeway, cửa hàng thực phẩm Peapod và Fresh Direct… Cuộc chơi cũng chứng kiến sự lớn mạnh nhanh chóng của những doanh nghiệp nhỏ với mô hình kinh doanh sáng tạo như Blue Apron hay Thrive Market.
Minh Trí | Theo Vnexpress