Câu chuyện khởi nghiệpKhởi Nghiệp | StartupTin mới

Nguyên nhân nào dẫn đến thất bại thực sự của The KAfe

Mới đây trên trang Vietcetera, Đào Chi Anh đã có những chia sẻ về “cái chết” của The KAfe cũng như những dự án mới của mình.

Sinh ra tại Nga, Đào Chi Anh có cơ hội khám phá thế giới bên ngoài Việt Nam ngay từ khi còn rất trẻ. Cô thành thạo 4 ngoại ngữ. Sau Nga, Chi Anh tới Đức rồi Đài Loan trong suốt những năm tháng tiểu học. Sau khi đăng ký vào một đại học ở Singapore – Chi Anh ở lại đây làm việc một thời gian trước khi quay trở lại Việt Nam vào năm 2010.

Không lâu sau khi quay về nước, cô thành lập nên một trong những thương hiệu đồ ăn và đồ uống hấp dẫn và có khả năng mở rộng tại Việt Nam. Tuy nhiên, dù nhận được vốn đầu tư khá lớn nhưng mới đây The KAfe đã phải đóng cửa. Tờ Vietcetera đã có dịp trò chuyện với Đào Chi Anh về “cái chết” đột ngột của The KAfe và suy nghĩ của cô về tương lai của các thương hiệu đồ uống Việt Nam.

*  The KAfe là một trong những công ty phong cách sống đầu tiên của Việt Nam. Tầm nhìn ban đầu của chị là gì?

– Lấy cảm hứng từ các thương hiệu cà phê ở Mỹ và khắp châu Âu, nội thất của The KAfe phải tạo không khí thật thân mật, còn thức ăn phải thật ngon. Tôi muốn xây dựng một thứ gì đó khác biệt so với những gì đã có trên thị trường. Trọng tâm của tôi là đám đông những người trẻ tuổi sống trong các đô thị lớn đang tìm kiếm trải nghiệm mới mẻ.

Thời điểm đó, lựa chọn đồ ăn phương Tây tại Hà Nội vẫn còn giới hạn với chỉ một số thương hiệu như Pizza Hut, KFC và một vài đơn vị điều hành chuỗi đồ ăn nhanh nhỏ khác. Tôi cảm thấy thị trường cần phải đa dạng hóa và chất lượng phải tốt hơn. Đồng thời, chúng tôi đã muốn tạo ra trải nghiệm ăn uống dễ dàng, giản dị hơn. TP.HCM  đã có L’Usine một số quán khác nhưng Hà Nội thì chưa.

Nguyên Nhân Nào Dẫn Đến Thất Bại Thực Sự Của The Kafe 1

The KAfe khởi đầu với thực đơn đơn giản, đầy màu sắc, không giới hạn trong bất kỳ món ăn đặc biệt nào. Hương vị có đủ cả từ châu Á, Ý đến Pháp. Ngoài ra nó cũng chứa trong đó một số cá tính của riêng tôi. Vì được đặt chân tới nhiều nước trên thế giới nên thực đơn của The KAfe phản ánh rõ điều đó. Chúng tôi không cố gắng trở thành thứ gì đó riêng biệt.

Thật may mắn, những khách hàng trẻ tuổi đã phản hồi rất tích cực. Tôi không kỳ vọng nó sẽ trở thành thứ gì đó giật gân trên thị trường. Cửa hàng liên tục đông khách và điều đó cho thấy có một khoảng trống đáng kể trong thị trường và chúng tôi đang đi đúng hướng. Do vậy, tôi biết The KAfe có thể tiếp tục tăng trưởng. Chúng tôi bắt đầu mở cửa hàng thứ 2 và thu hút được cả khách hàng trong nước và nước ngoài. Tôi hiểu rằng mọi người không thích ăn những quán ăn đường phố mỗi ngày nữa và họ cũng không muốn dành tới 15 USD mỗi bữa cho việc ăn uống, họ chỉ muốn có một chỗ ngồi thoải mái thôi.

Đến bây giờ, tôi vẫn không thấy được thương hiệu Việt Nam nào giống The KAfe tại Hà Nội. Bạn bè và gia đình tôi luôn nói rằng họ rất nhớ The KAfe. Tuy nhiên hiện tại, tôi đã tập trung vào công việc mới của mình với DCA Holdings – một công ty về marketing sáng tạo. Tuy nhiên, bất kỳ ai muốn xây dựng mô hình giống The KAfe, tôi đều sẵn sàng giúp đỡ.

* Điều gì khiến The KAfe phải đóng cửa?

– Đây không phải là trải nghiệm tích cực sau khi có quá nhiều bên liên quan. Một vài người chỉ muốn thổi phồng giá trị công ty để kiếm lời nhanh. Tổng thể xét về mặt kinh doanh, mọi thứ trở nên rất khác so với những gì tôi muốn. Tôi trở nên cực kỳ áp lực. Bản thân tôi chỉ thích tạo dựng một thứ gì đó của riêng mình – theo cách tự nhiên và từ từ. Tôi muốn được tận hưởng trong suốt hành trình mình xây dựng nên công ty chứ không phải đơn thuần tạo ra lợi nhuận nhằm đáp ứng mục tiêu tài chính cho một ai đó.

* Theo chị lĩnh vực nào đang trở thành xu hướng mới đáng chú ý tại Hà Nội hiện nay?

– Xu hướng hot nhất bây giờ là trà sữa. Tuy nhiên, những ông lớn cũng đã bắt đầu để mắt tới lĩnh vực này và đang có ý định tham gia vào thị trường. Bản thân tôi lớn lên tại Đài Loan và rất thích trà sữa nhưng tình huống thị trường ở đó hiện tại cũng đã trở nên bão hoà.

Mặc cho thực tế đó, mọi người vẫn muốn lao vào thị trường. Thật không may là thử thách này không hề dễ dàng cho những người chơi mới. Tất cả những địa điểm vàng và góc phố nổi tiếng tại Hà Nội hiện đều đã có sự hiện diện của các cửa hàng trà sữa. Trong bối cảnh đó, rất nhiều thương hiệu Việt Nam gặp khó khăn khi tìm địa điểm đặt cửa hàng.

Ai cũng nghĩ mở cửa hàng trà sữa chắc chắn có lãi. Sai rồi. Tôi nghĩ là sẽ sớm chứng kiến một số doanh nghiệp “ít tiền” phải rút lui và thị trường chỉ còn lại một vài tên tuổi lớn. Tình huống này vừa tốt cho thị trường vừa tốt cho cả người tiêu dùng.

Cũng cần phải nói thêm rằng trà sữa cực kỳ có hại cho sức khỏe, thường thì mọi người không biết nguồn gốc nguyên liệu xuất phát từ đâu. Ngay cả Đài Loan cũng không có nhiều cửa hàng chỉ bán trà sữa như ở Việt Nam.

* Vậy nếu mở cửa hàng trà sữa, chị sẽ làm gì để tạo ra khác biệt?

– Thực tế thì mới đây chúng tôi có thực hiện dự án mở một thương hiệu trà sữa phong cách Đài Loan tại Việt Nam. Không có bất kỳ phẩm màu hay đồ đi kèm nào như phô mai, chỉ có trà sữa nguyên chất. Thực đơn còn đi kèm theo những thành phần truyền thống của Đài Loan và đồ ăn.

* Sau The KAfe hiện chị đang thực hiện những dự án mới nào?

– Trọng tâm chính của tôi hiện dành cho DCA Holdings – công ty chuyên hỗ trợ cho chủ sở hữu các thương hiệu trong ngành thực phẩm, đồ uống. Vì đã làm trực tiếp trong lĩnh vực này từ trước, đội ngũ của tôi hiểu rằng có rất nhiều rào cản gia nhập thị trường. Không phải ai cũng muốn đi học lại từ đầu khi mở một nhà hàng hay quán ăn và chúng tôi đến để giúp họ. 

Hầu hết đối tác của tôi là những doanh nhân đến từ nhiều ngành khác nhau đang có vốn và muốn tìm cách thâm nhập thị trường. Tuy nhiên, nhiều người không biết bắt đầu từ đâu. DCA sẽ giúp những thương hiệu mới hoặc đã thành lập tại Việt Nam bằng chiến lược thâm nhập thị trường hiệu quả nhất – từ nội thất cho tới thiết kế. Hiện nay, DCA đang làm việc cùng những đối tác trong nước là chủ yếu, nhưng chúng tôi đang bắt đầu hợp tác cùng các chuỗi nhượng quyền nước ngoài đang muốn thâm nhập vào thị trường Việt Nam.

Hiện tại tôi cũng đang sở hữu T-pot Journal và Nep Magazine – tạp chí về thiết kế và đồ ăn.

* Tương lai của ngành công nghiệp thực phẩm đồ uống là gì thưa chị?

– Kể từ khi lập công ty tư vấn, đội ngũ của tôi đã có cơ hội đại diện cho 90 thương hiệu nhượng quyền ở Việt Nam. Tôi nghĩ rằng công ty sẽ tiếp tục chứng kiến nhiều thương hiệu nước ngoài hơn tới hợp tác. Nói thật là sau The KAfe và L’Usine, tôi vẫn chưa thấy bất kỳ thương hiệu đồ ăn và uống của Việt Nam nào phát triển tới mức được nhắc tới nhiều đến như vậy.

(Theo Trí Thức Trẻ)

BẢN TIN KHỞI NGHIỆP TRẺ

Đăng ký thành công

Có lỗi xảy ra

DMCA.com Protection Status
Back to top button

BẢN TIN KHỞI NGHIỆP TRẺ - STARTUP VIỆT NAM

Đăng ký thành công

Có lỗi xảy ra