Công ty khởi nghiệp quân sự của Mỹ trở thành “Kỳ lân” sau cuộc chiến Afghanistan
Ban đầu, công ty khởi nghiệp quân sự Shield AI chế tạo ra những chiếc máy bay không người lái với mục đích phục vụ và bảo vệ Lục quân Mỹ. Tuy nhiên, sau đó công ty đã huy động được khoản vốn đầu tư trị giá 210 triệu USD, mở rộng sản xuất những loại máy bay lớn hơn, phục vụ cho những tình huống phức tạp hơn.
- Khởi nghiệp bán mỹ phẩm mùa dịch trở thành nữ tỷ phú giàu thứ 2 Ấn Độ
- Khởi nghiệp nuôi lợn rừng, anh cán bộ xã thu tiền tỷ mỗi năm
- Khởi nghiệp mùa dịch startup trẻ chính thức trở thành tỷ phú
Cựu thành viên của lực lượng Navy SEAL của Mỹ ông Brandon Tseng, từng phục vụ nhiệm vụ nhiều nước trên thế giới trong đó có Afghanistan. Sau khi nhận thấy anh và nhiều đồng đội thường gặp một số khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ trên thực địa, nhất là ở Trung Đông, như sự nguy hiểm khi tiếp cận mục tiêu là những toà nhà có thể có các tay súng vũ trang.
Năm 2015, Brandon Tseng đã thành lập khởi nghiệp quân sự Shield AI nhằm mục đích chế tạo các phi đội máy bay không người lái nhỏ, tự hành, có nhiệm vụ thu thập gửi hình ảnh do thám.
Công nghệ của công ty khởi nghiệp quân sự Shield đã được quân đội Mỹ sử dụng ở chiến trường Afghanistan, Iraq và Syria. Tuy nhiên, việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan đã mở ra một kỷ nguyên mới cho những công ty như Shield AI.
Công ty đã trang bị công nghệ mới, đồng thời thuyết phục các nhà đầu tư và quan chức về một viễn cảnh tươi lai tươi sáng, có thể vượt ra ngoài khuôn khổ khu vực Trung Đông, cho những phi vụ thương mại trong lĩnh vực công nghệ quân sự.
Ngày 24/8 vừa qua, Shield cho biết họ đã huy động được 210 triệu USD từ các nhà đầu tư bao gồm cả Disruptive Technology Advisers, nhóm đã định giá công ty vào khoảng 1,25 tỷ USD. Việc huy động vốn này mở ra cơ hội biến Shield AI trở thành một trong số ít những con kỳ lân trong lĩnh vực quân sự. Dự kiến, công ty sẽ thanh toán khoản nợ 90 triệu USD và đầu tư cổ phiếu trong vài tuần tới.
Theo Tech Inquiry, một cơ quan giám sát doanh nghiệp chuyên theo dõi các hợp đồng quân sự, Shield đã thực hiện các hợp đồng quân sự trị giá khoảng 17 triệu USD trong năm 2020, một trong những năm được xem là thành công với công ty từ khi thành lập đến nay.
Đầu năm 2021, công ty khởi nghiệp quân sự Shield thành lập bộ phận quan hệ nội bộ với chính phủ, thuê một cựu chuyên gia vận động hành lang từ công ty khai thác dữ liệu Palantir Technologies Inc. và một cựu nhân viên Quốc hội Mỹ để điều hành bộ phận này. Đến nay, công ty đã chi 430.000 USD và đây là khoản vận động trực tiếp đầu tiên trong lịch sử 6 năm của Shield AI.
Sự sụp đổ của Afghanistan vừa qua đã phủ bóng đen lên công ty khởi nghiệp Shield AI và có thể nhiều công ty khác cùng lĩnh vực, nhưng mở ra triển vọng xán lạn trong tương lai. Ban Giám đốc của Shield đã có mặt tại trụ sở chính ở San Diego, tổ chức các cuộc gặp trực tiếp đầu tiên với lãnh đạo của hai công ty mà Shield được cho là sẽ mua lại vào mùa hè này.
Đó là công ty Martin UAV chuyên chế tạo chiếc máy bay không người lái nặng tới 125 pound, có thể được phóng đi từ xe bán tải và hoạt động liên tục trong 11 giờ, và công ty Heron Systems chuyên chế tạo phần mềm điều khiển máy bay chiến đấu.
Kế hoạch của Shield là kết hợp các sản phẩm đặc trưng của cả ba công ty trên để tạo ra một phần mềm chiến thuật ưu việt sử dụng AI, khiển nhiều phương tiện tự hành hoặc bán tự động lớn như máy bay, cùng tham gia các tình huống chiến thuật phức tạp, Giám đốc điều hành Shield cho biết.
Nhiều quan chức quân sự đã thừa nhận những ưu điểm của phần mềm trong trận chiến, nhưng để tin tưởng hoàn toàn thì chưa.
“Các công ty sẽ phải đưa ra một số lựa chọn khó khăn như cái gì hoạt động tốt và không hoạt động. Đặc biệt, họ cần trung thực và minh bạch về hệ thống cũng như thuật toán. Nếu tôi sử dụng Apple Photos và nhận được kết quả dương tính giả với hình ảnh một chú chó, điều đó không phải là vấn đề lớn. Tuy nhiên, khi áp dụng trong quân sự, độ chính xác kém có thể khiến binh sĩ thiệt mạng ”: Brett Goldstein, cựu lãnh đạo đơn vị Dịch vụ Kỹ thuật số Quốc phòng của Lầu Năm Góc, cho biết.
Công ty Heron Systems từng tham gia một cuộc tập trận do Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ thiết kế. Mùa hè năm ngoái, công ty này đã giành chiến thắng trong cuộc thi không chiến dành cho các máy tính do Cơ quan Dự án Nghiên cứu Tiên tiến Quốc phòng, cơ quan nghiên cứu và phát triển hàng đầu của chính phủ Mỹ tổ chức.
Công nghệ AI của Heron đã đánh bại một phi công điều khiển F-16 trong 5 cuộc thi mô phỏng liên tiếp, đồng thời đánh bại cả những thương hiệu tham gia khác, bao gồm cả Lockheed Martin Corp.
Đại diện của Darpa cho biết các công nghệ AI tiềm năng như của Heron’s nên được sử dụng hỗ trợ hơn là thay thế hẳn phi công. AI của Heron cần thêm thời gian nghiên cứu và thử nghiệm trước khi được đưa vào áp dụng trong chiến đấu thực.
Theo Brett Darcey, người sáng lập nhóm phát triển sản phẩm của Heron, Heron đã giành chiến thắng trong cuộc thi với các tình huống được mô phỏng bằng phần mềm về thảm họa trên không, như bay quá gần đối thủ hoặc tấn công theo phương án có thể phá hủy cả hai máy bay. Sau cuộc thi trên, Heron đã bắt đầu thử nghiệm máy bay không người lái ở Bắc Carolina.
Darcey cho biết, bắt bất kỳ ai ở Lầu Năm Góc xem xét việc lập trình hệ thống của Heron vào máy bay chiến đấu sẽ rất khó khăn so với Shield.
Công ty mẹ của Shield AI đã chứng tỏ năng lực ở chiến trường Afghanistan, cũng như đang có đủ nguồn lực để tác động đến nguồn chi tiêu của chính phủ. Shield có thể giúp giải tỏa nỗi quan ngại của các quan chức Mỹ về sự tụt hậu công nghệ của Mỹ so với Trung Quốc.
Từ năm 2018, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó là Jim Mattis cho biết việc chuyển từ đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố sang cạnh tranh với các cường quốc trên thế giới đã chứng kiến Hoa Kỳ “đang trỗi dậy từ một thời kỳ teo tóp về mặt chiến lược”.
Theo Darcey, trí tuệ nhân tạo sẽ là cuộc chạy đua vũ trang tiếp theo trong tương lai. “Chúng ta cần chèo lái trước những con sóng để có thể lướt sóng đi tiếp, Làn sóng đang đến”: anh nói.
Nguồn baoquocte
BẢN TIN KHỞI NGHIỆP TRẺ
Đăng ký thành công
Có lỗi xảy ra