“Giấc mơ châu Âu mới” mà tỉ phú công nghệ Daniel Ek muốn xây dựng
BẢN TIN KHỞI NGHIỆP TRẺ
Đăng ký thành công
Có lỗi xảy ra
Giám đốc điều hành Spotify Daniel Ek đầu tư hơn 1 tỉ euro hỗ trợ các công ty khởi nghiệp “deeptech” châu Âu
- 10 mô hình kinh doanh cơ bản, phù hợp với các bạn có ý định khởi nghiệp
- Spotify là gì mà “hot” đến vậy?
- Sự thành công của Spotify với 5 bài học về câu chuyện khởi nghiệp
Theo Financial Times, Giám đốc điều hành Spotify Daniel Ek cam kết đầu tư 1 tỉ euro vào các công ty khởi nghiệp công nghệ sâu ở châu Âu trong nỗ lực thách thức sự thống trị của Thung lũng Silicon.
Phát biểu tại hội nghị công nghệ trực tuyến do nhà tổ chức sự kiện khởi nghiệp Slush tổ chức hôm 24.9, tỉ phú Ek cho biết sẽ sử dụng số tiền thuộc tài sản cá nhân của mình vào các “dự án moonshot” deeptech, trải dài trong 10 năm tới.
Các lĩnh vực mà người sáng lập Spotify đang muốn đầu tư là y tế, giáo dục, công nghệ sinh học, khoa học vật liệu và năng lượng. Ông Daniel Ek chia sẻ: “Tôi muốn làm phần việc của mình. Tất cả chúng ta đều biết rằng một trong những thách thức lớn nhất là khả năng tiếp cận vốn. Tôi muốn đạt được “giấc mơ châu Âu mới” tương tự như Giấc mơ Mỹ trong thập kỷ tới.
Theo Forbes, tỉ phú Daniel Ek trị giá 3,6 tỉ USD. Điều này cho thấy ông ấy đang dành khoảng 1/3 tài sản của mình cho các khoản đầu tư. Theo cam kết, ông Daniel Ek sẽ cống hiến 1 tỉ euro trong thập kỷ tới cho những “phát minh sớm” ở giai đoạn đầu, thậm chí có thể là “quá sớm” đối với hầu hết các công ty đầu tư mạo hiểm.
Châu Âu thường bị coi là tụt hậu so với Mỹ và Trung Quốc về công nghệ. Mặc dù, 2 cường quốc kinh tế đó đã sản sinh ra một số công ty công nghệ lớn nhất thế giới như Amazon, Microsoft, Tencent và Alibaba, còn châu Âu vẫn chưa tạo ra một quy mô thành công tương tự trong ngành.
“Tôi thực sự thất vọng khi thấy các doanh nhân châu Âu từ bỏ tầm nhìn tuyệt vời của mình để bán cho các công ty không phải châu Âu. Một số tài năng công nghệ triển vọng nhất ở châu Âu rời đi vì họ cảm thấy không được coi trọng ở đây. Chúng tôi cần thêm nhiều công ty siêu đẳng nâng tầm và có thể hoạt động như một nguồn cảm hứng”, Giám đốc điều hành Spotify nhận định.
Tài sản cá nhân của vị tỉ phú người Thụy Điển 37 tuổi đã tăng vọt lên trên 2 tỉ USD sau khi Spotify niêm yết cổ phiếu trên sàn NYSE vào năm 2018. Với khoảng 9% cổ phần trong công ty, tài sản của ông Daniel Ek ước tính vào khoảng 3,8 tỉ USD.
Theo số liệu từ công ty đầu tư mạo hiểm Atomico, con số kỷ lục 34,3 tỉ USD đã đổ vào các công ty khởi nghiệp công nghệ non trẻ của châu Âu vào năm 2019. Các công ty trong khu vực đã tiếp tục huy động được lượng tiền mặt đáng kể trong năm nay, với dịch vụ “mua ngay, trả sau” Klarna huy động 650 triệu USD và ứng dụng ngân hàng kỹ thuật số Revolut cũng thu hút 580 triệu USD nguồn tiền đầu tư.
Tỉ phú Daniel Ek sẽ làm việc với các nhà khoa học, nhà đầu tư và chính phủ để thực hiện các khoản đầu tư của mình. Nguồn ảnh: Tech Crunch.
Một quỹ trị giá 1,2 tỉ USD sẽ giúp nhà sáng lập Spotify cạnh tranh với các quỹ mạo hiểm lâu đời như Atomico, được thành lập bởi cựu Giám đốc điều hành Skype Niklas Zennström.
Trước đây, ông đã đầu tư nhỏ vào các công ty khởi nghiệp bao gồm Kry, một công ty y tế từ xa của Thụy Điển, trang web nhà ở Student.com của Vương quốc Anh và một công ty trí tuệ nhân tạo có tên HJN Sverige.
Một vấn đề khác trong hệ sinh thái công nghệ của khu vực là các đợt chào bán công khai ban đầu. Công ty Spotify có trụ sở tại Stockholm, Thụy Điển, đã niêm yết tại New York hơn hai năm trước, trong khi thị trường xa xỉ trực tuyến có trụ sở tại London Farfetch cũng chọn Mỹ để ra mắt thị trường.
Châu Âu đã tụt lại phía sau về các đợt IPO công nghệ trong năm nay, trong khi một loạt các công ty phần mềm đang niêm yết cổ phiếu tại Mỹ.
Nguồn khoinghiepsangtao
Xem thêm: Startup công nghệ và bức màn đằng sau cuộc đua đầu tư