Quản trị kinh doanhQuản trị

Làm gì khi công ty của bạn sắp phá sản?

Khi thành lập doanh nghiệp, bạn phải chấp nhận rủi ro và đôi khi chỉ những lỗi rất nhỏ như không biết cách quản lý hoặc sử dụng sai chiến lược marketing sẽ đẩy công ty của bạn lâm vào tình huống khó khăn.

Làm Gì Khi Công Ty Của Bạn Sắp Phá Sản?

Tuy nhiên, khách hàng không quan tâm tới điều đó và bạn phải tự tìm cách để vực dậy công ty của mình, hoặc là chết chìm trong đống nợ nần hoặc là cố gắng tới cùng.

Nếu không muốn gánh lấy kết cục đau thương thì hãy áp dụng những cách mà Lifehack đã liệt kê dưới đây.

Không đổ lỗi

Đây không phải là lúc để bạn đổ lỗi cho đối thủ cạnh tranh hay do nền kinh tế đã đối xử không tốt với bạn. Việc này chỉ làm mất thời gian thêm và điều cấp bách bây giờ là tìm ra cách cứu doanh nghiệp khỏi tình trạng điêu đứng này. Việc đổ lỗi thực chất là ngụy biện cho sự yếu kém trong cách điều hành doanh nghiệp của bạn.

Hành động khôn ngoan

Tìm kiếm nguyên nhân sâu xa đã khiến doanh nghiệp rơi vào sự khủng hoảng tài chính và xử lý tận gốc là cách làm hiệu quả nhất, đồng thời đưa ra quyết định vào đúng thời điểm cũng sẽ giúp bạn ít nhiều. Hãy chắc chắn quyết định đó đem lại lợi ích cho bạn. Việc cắt giảm nhân sự chủ chốt hay giảm chất lượng sản phẩm chỉ khiến khách hàng xa rời bạn. Quyết định khôn ngoan là làm mọi thứ có lợi nhưng không gây ảnh hưởng tới đối tác của bạn.

Thương lượng

Đây là việc không dễ dàng và đòi hỏi nhiều kỹ năng . Đôi khi bạn phải đưa ra những quyết định khó khăn khi đối mặt với sự tuột dốc không phanh của chính công ty mình. Lúc này, điều quan trọng là ngồi lại thỏa thuận với đối tác và các chủ nợ, biết đâu bạn sẽ nhận được sự trợ giúp từ họ.

Thay đổi loại hình doanh nghiệp

Đó thực sự là một phương án hữu hiệu nếu bạn nhìn thấy được những tiềm năng, nhu cầu của khách hàng, xu hướng thị trường và các quy luật phát triển của nó trong tương lai.

Gặp khó khăn trong kinh doanh đôi khi sẽ làm bạn nhận ra nhiều vấn đề của chính bản thân mình nhưng nó không phải là kết thúc và việc phá sản chỉ xảy ra khi bạn ngồi chờ và than thân trách phận. Do đó, hãy tạo ra sự đột phá bằng việc tái cấu trúc công ty. Nếu thất bại thì ít ra bạn vẫn học được một bài học quý giá nào đó và áp dụng nó trong tương lai.

Mai Phương | Theo Thanh Niên

Xem thêm: 6 sai lầm mà doanh nhân khởi nghiệp hay mắc phải nhất

BẢN TIN KHỞI NGHIỆP TRẺ

Đăng ký thành công

Có lỗi xảy ra

DMCA.com Protection Status
Back to top button

BẢN TIN KHỞI NGHIỆP TRẺ - STARTUP VIỆT NAM

Đăng ký thành công

Có lỗi xảy ra