Theo báo cáo tổng kết năm 2015 và chương trình công tác trọng tâm năm 2016 của Cục Xuất bản, in và phát hành (Bộ Thông tin – truyền thông) cho hay, tính đến thời điểm này, toàn Ngành đã xuất bản được hơn 24.000 cuốn sách với hơn 270 triệu bản; xuất bản 375 loại văn hóa phẩm với hơn 22 triệu bản. Theo đó, tổng doanh thu của toàn ngành ước đạt hơn 2 nghìn tỷ đồng.
Về tình hình xuất nhập khẩu, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu xuất bản phẩm năm 2015 đạt khoảng 23 triệu USD, trong đó nhập khẩu là 18,9 triệu USD, xuất khẩu là 4,1 triệu USD. Như vậy ngành xuất bản Việt Nam vẫn nhập siêu gần 15 triệu USD.
Trong khi đó, theo số liệu mới nhất từ Bộ Công Thương, tháng 11 năm 2015, sản lượng bia các loại ước đạt 298,8 triệu lít, tăng 8,7% so với cùng kỳ. Cộng dồn 11 tháng năm 2015, sản lượng bia các loại ước đạt 3 tỷ lít, tăng 6,8% so với cùng kỳ.
Theo các chuyên gia trong ngành, với hơn 3 tỷ lít bia tiêu thụ hàng năm, tương đương với chi 3 tỷ USD ( xấp xỉ 63 nghìn tỷ đồng), Việt Nam trở thành quốc gia tiêu thụ bia cao nhất Đông Nam Á, đứng thứ ba châu Á, chỉ sau Nhật Bản và Trung Quốc.
Như vậy, khoản tiền mà người Việt chi cho đọc sách (2.000 tỷ đồng) chỉ bằng 1/36 tiền phục vụ nhậu nhẹt, rượu bia (63 nghìn tỷ đồng).
Sở dĩ người Việt còn đọc sách ít, theo nhiều chuyên gia có lẽ là do giá sách hiện nay còn cao so với mức thu nhập của số đông người dân, chất lượng chưa tốt, với cộng số sách ít ỏi được phân bổ tại các thư viện (bình quân chỉ đạt 0,35 bản/người).
Mà cốt lõi nhất chính là ý thức đọc sách để tích lũy tri thức của số đông người dân vẫn còn hạn chế.
Ý thức đọc sách hạn chế, nhưng văn hóa uống bia của người Việt Nam lại tăng phi mã.
Và khoảng cách giữa 2 nghìn tỷ đồng với 63 nghìn tỷ đồng có thể được kéo dài ra khi mà các nhà đầu tư vào ngành bia đang kỳ vọng người Việt Nam dùng bia sẽ tăng lên 60 đến 70 lít bia/người/năm.
Theo Tri Thức Trẻ
BẢN TIN KHỞI NGHIỆP TRẺ
Đăng ký thành công
Có lỗi xảy ra