Tại sao các siêu ứng dụng lại cho “mua trước, trả sau”
Khách hàng của các ứng dụng Grab và Gojek có cơ hội được vay tiền để chi trả dịch vụ thiết yếu khi không đáp ứng tiêu chí để mở thẻ tín dụng tại các ngân hàng.
- Năm 2030 toàn bộ Gojek chuyển sang sử dụng xe điện
- Grab vẫn giữ ngôi số một thị phần gọi xe công nghệ ở Việt Nam
- 18 tuổi sử dụng AI lập ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa
Nguyên nhân tại sao các ứng dụng lại cho khách hàng trả sau?
Tài chính là vấn đề đau đầu của cô Gege Lin nhiều năm nay qua. Cô là giáo viên làm việc cho một startup giáo dục tại thủ đô Jarkatar (Indonesia), cô thường xuyên đi xe ôm công nghệ đến nhà học sinh trong thành phố.
Đôi khi, cô gọi xe qua ứng dụng nhưng lại phát hiện không còn đủ tiền mặt trả cho tài xế, phải nhờ tới sự giúp đỡ của phụ huynh. Lin muốn mở thẻ tín dụng song không đủ điều kiện của ngân hàng.
Sau đó, Lin chuyển sang hình thức vay trả góp PayLater, một dịch vụ do Gojek cung cấp. Đúng như tên gọi PayLater cho phép Lin vay một số số tiền nhỏ mà không phải thông qua ngân hàng, quy trình đăng ký cũng đơn giản. Lin nói: “Tôi chỉ cần chụp ảnh selfie và gửi ảnh chụp thẻ căn cước công dân. Vậy là tôi có tiền tiêu ngay”
Lin không chỉ dùng PayLater để di chuyển mà còn mua sắm nhiều thứ trong sinh hoạt hàng ngày và đặc biệt có thể dùng để chi phí bảo hiểm cho bố. Cô cho biết dịch vụ giúp quản lý chi tiêu hàng tháng và hỗ trợ cô khi túi nhẵn tiền giữa hai đợt lĩnh lương.
Siêu ứng dụng hình thành như thế nào?
PayLater được xem là đi đầu trong quá trình chuyển đổi thành siêu ứng dụng của GoJek. Đối thủ Shopee và Grab cũng đã ra mắt dịch vụ tương tự, coi đây là nền móng để chuyển đổi từ thương mại điện tử, giao hàng, gọi xe sang ngân hàng số.
Nhà phân tích Dewi Rengganis (Frost & Sullivan) cho rằng, nhiều công ty thanh toán di động tại Indonesia và châu Á – Thái Bình Dương muốn sử dụng nền tảng của mình để cung cấp các dịch vụ tài chính kỹ thuật số toàn diện. Grab, Gojek và Shopee cạnh tranh nhau để kiểm soát ví tiền của người dùng trong Covid-19. Năm nay, tổng giá trị hàng hóa thương mại điện tử Đông Nam Á ước đạt 80 tỷ USD.
Theo báo cáo của Worldpay, các dịch vụ “mua trước, trả sau” sẽ là hình thức thanh toán trực tuyến tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu trong vòng 5 năm tới. Tại Indonesia, cho vay trực tuyến tăng trưởng 20% năm ngoái, với lượng tiền xuất ra hơn 5 tỷ USD. Nửa đầu năm 2021, con số này đã vượt 5,6 tỷ USD.
Một số công ty nhỏ như Hoolah, Atome, Oriente cũng hoạt động khắp các ngõ ngách Đông Nam Á, cung cấp dịch vụ tài chính kỹ thuật số cho khách hàng, dịch vụ giao đồ ăn và nhà bán lẻ. CEO Hoolah Stuart Thornton cho biết, dịch vụ của công ty chấp nhận tại hơn 2.800 điểm, tăng từ 1.500 điểm ở thời điểm cuối năm 2020.
Giá trị giao dịch trung bình của Hoolah năm 2020 là 300 USD. Với dịch vụ “mua trước, trả sau”, họ quản lý tốt ngân sách hàng tháng khi chỉ phải trả tiền cho 1/3 hàng hóa.
Có hai lý do chính khiến các hãng công nghệ tập trung vào “mua trước, trả sau”.
Lý do thứ nhất dữ liệu có được về tình hình tài chính của khách hàng so với ngân hàng truyền thống sâu hơn và nhiều thông tin hơn. WeChat Pay của Tencent và Alipay của Alibaba đang đi theo hướng này. Rengganis, Alipay có hàng trăm điểm dữ liệu để nghiên cứu hành vi và chi tiêu của người dùng, cùng nền tảng thanh toán riêng.
Còn lý do thứ hai sản phẩm tín dụng nhỏ lẻ giúp tiếp cận nền tảng khách hàng mà các dịch vụ mà ngân hàng truyền thống khó với tới. Báo cáo năm 2019 của KPMG International ước tính 73% người dân Đông Nam Á chưa có tài khoản ngân hàng tại các tổ chức tài chính chính thống, ít nhất 17% chưa được tiếp cận thẻ tín dụng.
Những nền tảng thanh toán xuất phát từ các dịch vụ khác, chẳng hạn Grab và Gojek , đều thu hút được sự quan tâm lớn. Ứng dụng GoPay là phương thức thanh toán chính của hơn 2 triệu tài xế và 900.000 người bán hàng trên Gojek. Với lượng lớn người dùng sử dụng dịch vụ để trả tiền taxi, vận chuyển, nền tảng có lợi thế khi đã được khách hàng quen thuộc.
Giám đốc quản lý GoPay ông Budi Gandasoebrata, lợi thế khác biệt của GoPay là nằm trong hệ sinh thái Gojek. Ứng dụng GoPay cũng hoàn toàn liền mạch, không cần đăng ký dịch vụ mà tự động thanh toán.
Tuy nhiên, các nhà quản lý lo ngại các chiến dịch tiếp thị mạnh tay của doanh nghiệp có thể đẩy hàng triệu người vào cảnh chi tiêu vượt ngân sách. CEO Hoolah ông Thorton cho biết, công ty ưu tiên hướng dẫn khách hàng về tài chính để tránh chi tiêu quá mức.
Hoolah sử dụng một thuật toán độc quyền để xác định một người có đủ điều kiện sử dụng dịch vụ hay không. Họ dự định triển khai dịch vụ tại các khu vực Philippines ,Thái Lan, Indonesia, và đặc biệt có Việt Nam cuối năm nay. Còn GoPay lại dựa vào lịch sử giao dịch của khách hàng để xác định tính hợp lệ.
Nguồn Rest
BẢN TIN KHỞI NGHIỆP TRẺ
Đăng ký thành công
Có lỗi xảy ra