Thanh niên khởi nghiệp trên chính mảnh đất quê hương mình
Chương trình “Thanh niên khởi nghiệp”đã được nhiều đoàn viên, thanh niên của tỉnh Hậu Giang hưởng ứng. Mạnh dạn vay vốn, đầu tư khởi nghiệp ngay chính trên mảnh đất quê hương của mình đem lại nhiều kết quả tích cực.
- Vê quê khởi nghiệp với nghề nuôi rắn ráo trâu
- Khởi nghiệp nông nghiệp: nhờ nuôi trùn quế mà 9x khởi nghiệp thành công
- Khởi nghiệp với người quen được ưa chuộng
Thanh niên khởi nghiệp trên chính mảnh đất quê hương mình
Nhằm hỗ trợ thanh niên khắc phục những khó khăn, thách thức trong quá trình khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, vào tháng 10 năm 2016 tại Hà Nội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ phát động Chương trình “Thanh niên khởi nghiệp” giai đoạn từ 2016 đến 2021.
Hưởng ứng chương trình “Thanh niên khởi nghiệp”. Tỉnh đoàn Hậu Giang đã chỉ đạo các huyện, thị, thành đoàn trong tỉnh có nhiều cách làm cụ thể, thiết thực, qua đó giúp cho nhiều đoàn viên, thanh niên khởi nghiệp thành công.
Tốt nghiệp đại học CNTT và xin được việc làm ở Thành phố Cần Thơ nhưng cách đây 2 năm Nguyễn Thị Diễm Trang ở xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp đã từ bỏ công việc để trở về quê khởi nghiệp với mô hình sản xuất và kinh doanh hoa, kiểng. Do thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm nên Trang gặp nhiều khó khăn ở những buổi đầu khởi nghiệp.
Tuy nhiên, sau đó nhờ sự hỗ trợ của Huyện đoàn, nhất là tạo điều kiện vay được nguồn vốn 40 triệu đồng nên Trang gặp nhiều thuận lợi trong phát triển mô hình. Hiện mô hình sản xuất và kinh doanh hoa, kiểng của Trang đạt doanh thu hơn 30 triệu đồng/tháng, trừ hết chi phí, Trang còn lợi nhuận hơn 10 triệu đồng, gần gấp đôi số tiền Trang có được khi còn làm việc ở Cần Thơ.
“Hồi nhỏ tôi rất thích cây cối, thích hoa cho nên dù không học bên ngành nông nghiệp nhưng đi làm một thời gian mình vẫn cảm thấy muốn phát triển lĩnh vực này. Thật ra cái nghề này, tôi làm thấy vui mà cũng đem đến hạnh phúc cho người khác, làm đẹp nhà mình và làm đẹp cho nhà người khác nữa. Đồng thời, thu nhập của tôi cũng ổn định nên thấy phù hợp và quyết định theo đuổi” – chị Trang chia sẻ.
Cách đây 2 năm Nguyễn Văn Trường ở xã Tân Bình cũng được Huyện đoàn Phụng Hiệp hỗ trợ vay nguồn vốn 30 triệu đồng để khởi nghiệp trồng 100 cây sầu riêng, đồng thời trồng xen thêm 400 cây bưởi da xanh trên 6.000m2 đất trước đây chỉ là vườn tạp. Bên cạnh được hỗ trợ nguồn vốn, Trường còn được hỗ trợ tham dự các lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc cây ăn trái để về áp dụng trên vườn cây ăn trái của mình.
Vừa rồi, Trường vừa rồi đợt thu hoạch bưởi da xanh đầu tiên thu được gần 1 tấn, với giá bán trung bình 35.000 đồng/kg, anh thu về lợi nhuận hơn 30 triệu đồng.
Anh Lê Hoàng Khương- Bí thư Huyện đoàn Phụng Hiệp cho biết, đa phần đoàn viên, thanh niên ở địa phương có xu hướng đi làm ở các công ty xa nhà, vì thế để níu chân bạn trẻ tại địa phương thì việc hỗ trợ để có mô hình làm kinh tế ổn định là cần thiết.
Chính vì vậy trong 3 năm qua, Huyện đoàn đã phối hợp với các ngành tổ chức hỗ trợ khoa học kỹ thuật, cây con giống cho gần 60 đoàn viên thanh niên, triển khai 8 dự án khởi nghiệp và giúp cho 40 đoàn viên, thanh niên vay vốn khởi nghiệp, với tổng số vốn vay hơn 1,6 tỷ đồng.
Anh Trường cho biết: “Tôi được Đoàn thanh niên huyện cũng như Ngân hàng chính sách huyện hỗ trợ cho vay vốn để về trang trải cây giống và phân thuốc ban đầu. Đến thời điểm này vườn bưởi của tôi đã được 2 năm rưỡi tuổi và cho quả lứa đầu tiên.
Hứa hẹn năm sau thì mỗi cây bưởi như thế thì tôi thu hoạch tầm 10 trái, mỗi trái 50.000 đồng, vậy 400 cây ước tính thu hoạch được 200 triệu đồng; Và đến năm thứ 5, tôi sẽ loại trừ những cây bưởi kém, làm khuất tán, che tán sầu riêng, bởi vì năm thứ 5 sầu riêng sẽ thu hoạch”.
Có thể khẳng định, những ý tưởng của đoàn viên, thanh niên huyện Phụng Hiệp nhờ sự tiếp sức kịp thời từ các chương trình hỗ trợ của Huyện đoàn đã trở thành những mô hình sản xuất có hiệu quả, giúp đoàn viên, thanh niên nơi đây làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương.
Thống kê trong 3 năm trở lại đây, qua triển khai thực hiện Chương trình “Thanh niên khởi nghiệp”, huyện Phụng Hiệp có gần 50 thanh niên và đoàn viên khởi nghiệp thành công với những mô hình, như: Sản xuất, kinh doanh hoa kiểng, trồng cây ăn trái giá trị kinh tế cao nuôi cua đinh, ba ba, trồng và chế biến trà mãng cầu… trong số này có những mô hình mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng/năm.
Nguồn vov
BẢN TIN KHỞI NGHIỆP TRẺ
Đăng ký thành công
Có lỗi xảy ra