5 cách giúp khởi nghiệp viên làm việc hiệu quả hơn
Lãnh đạo một doanh nghiệp khởi nghiệp không hề đơn giản, thậm chí những người đứng đầu còn phải làm việc vào ban đêm để giải quyết công việc trong ngày. Nếu không có cách làm việc thông minh, khởi nghiệp viên sẽ gặp tình trạng “bù đầu” và không có thời gian suy nghĩ những việc khác.
Có thể nhiều người đã nghe câu nói “đừng làm việc chăm chỉ hơn, hãy làm việc thông minh hơn”. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu và biết cách làm theo khi trên bàn làm việc và máy tính lúc nào cũng có cả núi việc cần giải quyết.
1. Lập thời gian biểu cụ thể
Đây là cách làm của hầu hết doanh nhân thành đạt, nếu không có thời gian biểu cụ thể, khởi nghiệp viên rất dễ lãng phí thời gian của mình. Một thời gian biểu có thể là: Thức dậy, ăn sáng, đọc tin tức, trả lời email, gọi điện thoại, kiểm tra báo cáo v.v..Với mỗi khung giờ, startup nên cố gắng hoàn thiện trọn vẹn và chuyển sang công việc tiếp theo. Điều này tránh được tình trạng lãng phí thời gian ngồi cả tiếng đồng hồ để đọc email hoặc gọi điện thoại.
Hơn nữa, khi có thời gian biểu và giải quyết nó, khởi nghiệp viên sẽ thấy công việc trở nên rất gọn gàng, ngăn nắp và không bị chiếm mất khoảng thời gian dành cho vui chơi, gia đình.
2. Đừng làm nhiều việc cùng lúc
Đây có vẻ là điều mà rất nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đã từng làm, có thể vừa gọi điện cho công việc A, vừa sử dụng máy tính cho công việc B..Tất nhiên, đôi khi tình huống công việc bắt buộc phải làm vậy, nhưng nên nhớ rằng, làm hai việc cùng lúc không thể tốt bằng tập trung làm một việc. Không giống như bộ vi xử lý, bộ não con người luôn có giới hạn, nó sẽ làm việc kém hiệu quả mỗi khi nhận thêm một công việc mới. Tập trung vào một việc tại một thời điểm, hoàn thành nó đầy đủ, sau đó làm việc tiếp theo. Điều này sẽ giúp khởi nghiệp viên có được nhiều thời gian hơn trong thời gian dài.
3. Việc khẩn cấp không có nghĩa là quan trọng.
Khởi nghiệp viên là người nắm rõ mô hình hoạt động và sản phẩm của doanh nghiệp mình nhất. Vì thế, cần biết rõ nhưng khâu nào sẽ thường xuyên phát sinh vấn đề, lên kế hoạch khi gặp những vấn đề đó và giải quyết hàng ngày giống như công việc bình thường trong thời gian biểu.
Một việc được xem là khẩn cấp sẽ được giải quyết hàng đầu, nó sẽ chiếm mất thời gian và sao nhãng những công việc đang làm. Do vậy, cần phân loại và đánh giá đúng mức độ khẩn cấp của công việc để có cách giải quyết hợp lý.
4. Đừng lạm dụng Smartphone
Công nghệ đã mang lại những phương tiện giao tiếp rất tốt là smartphone và wifi. Tuy nhiên khởi nghiệp viên không nên quá lạm dụng nó. Nên nhớ, doanh nhân như Bill Gates và Richard Branson vẫn quản lý các nhân viên với một chiếc điện thoại cố định.
Nói như vậy không có nghĩa dùng smartphone trong công việc là không tốt, dùng nó không đúng cách sẽ làm rối công việc của startup. Một ví dụ đơn giản, ghi chép lại một số ý chính trong các cuộc họp bằng một quyển sổ nhỏ sẽ hiệu quả hơn so với việc ghi lại trên một chiếc smartphone.
Tóm lại, startup không nên quá phụ thuộc vào chiếc smartphone, nếu có thời gian rảnh rỗi, thay vì chú tâm vào điện thoại, hãy ra ngoài cửa sổ và hít thở không khí trong lành để có hứng thú tiếp tục làm việc.
5. Nghỉ ngơi quá nhiều khi làm việc
Khi hoàn thành xong một công việc nào đó, khởi nghiệp viên thường “tự thưởng” cho mình những khoảng thời gian giải trí nhỏ. Điều này có vẻ hợp lý, nhưng thử tưởng tượng với khối lượng rất nhiều công việc trong ngày, nó sẽ ngốn một khoảng thời gian kha khá của startup. Hơn nữa, nếu không thể giải quyết hết công việc trong ngày và bị chậm tiến độ, chắc chắn startup sẽ cảm thấy “tội lỗi” vì dành quá nhiều thời gian cho nghỉ ngơi
Quay trở lại vấn đề lập thời gian biểu, hãy dành một khoảng thời gian từ 10 -15p vào giữa các buổi làm việc để ăn nhẹ một thứ gì đó, nghe một bản nhạc hoặc nói chuyện phiếm với nhân viên. Điều này sẽ giúp khởi nghiệp viên có thời gian nghỉ ngơi để “refresh” tinh thần làm việc. Biết cách cân bằng giữa giải trí và công việc sẽ tăng tính hiệu quả và năng xuất trên suốt chặng đường dài.
Theo Entrepreneur
BẢN TIN KHỞI NGHIỆP TRẺ
Đăng ký thành công
Có lỗi xảy ra