5 lưu ý để làm giàu với ý tưởng khởi nghiệp trồng rau sạch
Với nhu cầu rau sạch tốt cho sức khỏe hiện nay của nhiều người, lĩnh vực trồng rau sạch trở thành vùng đất vô cùng màu mỡ để làm giàu. Với 5 lưu ý sau đây, Khởi Nghiệp Trẻ sẽ giúp bạn chinh phục ý tưởng khởi nghiệp trồng rau sạch một cách đơn giản mà lại vô cùng hiệu quả.
1. Tìm hiểu về mô hình trồng rau sạch
Mô hình trồng rau sạch nổi tiếng với các phương pháp: trồng rau thủy canh, trồng rau khí canh, trồng rau trên các tấm phim nhựa hay áp dụng phương pháp tưới tiêu nhỏ giọt. Với môi phương pháp đều được thực hiện theo đúng quy trình và kiểm duyệt khắt khe. Phương pháp thủy canh và khí canh là hai phương pháp được sử dụng phổ biến, được nhiều người áp dụng. Mô hình trồng rau sạch sẽ mang lại cho bạn những sản phẩm rau sạch, bảo đảm an toàn thực phẩm. Đây cũng là sản phẩm được nhiều người ưa chuộng và lựa chọn.
Đối với phương pháp thủy canh, bạn không cần sử dụng đất mà chỉ sử dụng các giá thể kết hợp với nước được pha các chất dinh dưỡng theo đúng tỉ lệ, quy trình và kiểm duyệt chất lượng đồng thời tận dụng các vỏ dừa. Còn với phương pháp khí canh, bạn hoàn toàn không sử dụng nước và đất mà rau được phát triển trong môi trường không khí, được cung cấp đầy đủ nước và các chất dinh dưỡng cần thiết đồng thời sử dụng hệ thống phun sương để giúp cho sự phát triển của cây tốt hơn, năng suất hơn.
2. Nghiên cứu thị trường
Bất kỳ một lĩnh vực khởi nghiệp kinh doanh nào cũng cần đến bước nghiên cứu thị trường và tương tự với những ý tưởng khởi nghiệp trồng rau sạch. Bạn nên đặt nhiều quan tâm vào công đoạn này bởi đây là điều sẽ giúp bạn nắm rõ đối thủ cạnh tranh, nhu cầu khách hàng và sự biến động của lĩnh vực mà bạn đang bỏ công sức vào. Nếu bỏ qua việc nghiên cứu thị trường, bạn chắc chắn đã bỏ qua một bí thuật gọi là “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”.
Vì nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng, thị trường kinh doanh rau sạch trở thành miếng mồi ngon cho rất nhiều cá nhân và tổ chức. Đó là lý do bạn nên dành nhiều thời gian để quan sát hệ thống hoạt động của các đối thủ. Tìm ra được điểm mạnh của họ không chỉ giúp bạn học hỏi thêm cái hay mà còn giúp bạn biết được mình sẽ phải làm gì để vượt qua đối thủ của mình. Đặc biệt, nghiên cứu thị trường giúp bạn tránh được những rủi ro có thể xảy ra khi bắt tay vào khởi nghiệp.
3. Chấp nhận rủi ro
Rủi ro có thể được giảm thiểu một cách đáng kể nếu bạn có sự chuẩn bị chu đáo. Tuy nhiên, trong khởi nghiệp, con đường bạn đi không phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng. Thế nên bạn cần tôi luyện cho mình một tinh thần thép và sự kiên trì không bao giờ dễ dàng bỏ cuộc để bất cứ lúc nào cũng có thể vực dậy sau một cú ngã. Thiếu hụt vốn, xây dựng mô hình thất bại, thu nhập thấp, giống rau không được ưa chuộng,… là những thử thách mà bạn có thể phải đối mặt trên hành trình hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp trồng rau sạch.
Biết chấp nhận rủi ro sẽ trang bị cho bạn một tinh thần thép trước những khó khăn phía trước. Nhiều ý tưởng khởi nghiệp trồng rau sạch dẫu sáng tạo và đầy tiềm năng nhưng đã phải dừng bước từ rất sớm vì không chịu nổi những cú “shock”. Không ai có thể thành công cả đời và càng vấp ngã thì càng có nhiều bài học quý giá được trao tặng cho bạn.
4. Chuẩn bị nguồn vốn
Một sự thật không thể chối bỏ là phải có vốn thì ý tưởng mới có cơ hội thực thi. Công đoạn chuẩn bị nguồn vốn rất cần sự lưu ý của bạn bởi nó sẽ tạo nên món vững chắc để đem ý tưởng của bạn đến với thực tế. Bạn cần lên kế hoạch chi tiết cho những khoản phí mà mình cần sử dụng để chuẩn bị nguồn vốn. Chi phí cố định và chi phí lưu động để duy trì là 2 loại chi phí cơ bản mà bạn cần để tâm. Ngoài ra, bạn phải luôn có một quỹ tiết kiệm phòng cho những trường hợp bất khả kháng xảy ra.
Đối với một cá nhân khởi nghiệp, nguồn vốn có thể đến từ số tiền bạn tiết kiệm sau một thời gian dài hoặc hoàn toàn có thể nhận sự tài trợ từ bên ngoài. Nếu ý tưởng của bạn đủ sáng tạo và tiềm năng thì ngoài kia có vô vàn những nhà đầu tư sẵn sàng rót vốn giúp bạn thực hiện ý tưởng của mình. Đồng thời bạn có thể tìm kiếm những người bạn cùng chung chí hướng để góp vốn và cùng nhau làm việc với ý tưởng khởi nghiệp trồng rau sạch của mình.
5. Trau dồi kiến thức về quảng bá
Trong thời đại công nghệ 4.0, công đoạn quảng bá/ marketing trở thành một trong những yếu tố quyết định sự thành bại cho một ý tưởng khởi nghiệp. Ý tưởng khởi nghiệp trồng rau sạch của bạn ngoài việc phải thực sự chất lượng thì còn cần phải được quảng bá thực sự hiệu quả để đưa sản phẩm của bạn đến gần hơn với khách hàng. Với việc quảng bá, càng sáng tạo, càng nắm bắt xu hướng thời đại thì tỷ lệ thành công càng cao.
Mạng xã hội là một nền tảng vô cùng tiện lợi cho bạn thực hiện chiến dịch quảng bá mà lại hoàn toàn miễn phí. Bạn có thể tiếp cận nguồn khách hàng bắt cách thống kê sở thích, sự quan tâm của họ trên các mạng xã hội. Ngoài ra, bạn có thể đăng hình ảnh các sản phẩm rau sạch của mình vào các hội nhóm cùng sở thích để tìm khách hàng. Mạng xã hội thậm chí còn có thể trở thành cửa hàng online của bạn mà không tốn chút chi phí thuê mặt bằng nào.
Ý tưởng nào thì cũng cần sự chuẩn bị chu đáo trước khi thực hiện, với ý tưởng khởi nghiệp trồng rau sạch thì phía trên là 5 lưu ý cơ bản mà bạn cần để tâm. Khởi Nghiệp Trẻ tin rằng bạn sẽ rất thành công với ý tưởng của mình nếu luôn nhiệt huyết và kiên trì.
BẢN TIN KHỞI NGHIỆP TRẺ
Đăng ký thành công
Có lỗi xảy ra